Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 01/02/2023

[Giải đáp] Silicone là nhựa hay cao su?

Silicone là một từ trở nên khá quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Frederic Kipping là nhà hóa học tìm ra silicone. Được biết, cả quá trình tìm ra silicone được thực hiện hoàn toàn trong phòng thí nghiệm. Lúc đầu, Frederic Kipping đặt tên cho vật liệu này là silicoketone và sau đó được rút gọn lại thành Silicone. Hiện nay, Silicone gần như có mặt ở tất cả các ngành công nghiệp thậm chí là cả y khoa và thẩm mỹ. Tuy rất thân quen nhưng không phải ai cũng hiểu rõ Silicone thực chất là gì và tính ứng dụng của nó. Nếu bạn cũng đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Định nghĩa Silicone

Silicone là một vật liệu hình thành dưới dạng polymer tổng hợp, trơ từ các monomer. Silicone bao gồm một sườn silicon-oxy ( -Si-O-)  với những mạch phụ gồm các nhóm menthyl gắn liền với các nguyên tử silicon.

Silicone tổn tại dưới nhiều dạng, có thể kể đến như:

  • Dạng lỏng (Dầu silicone): thường được dùng làm vật liệu bôi trơn cho các động cơ hoặc cũng có thể tìm thấy chúng trong một số sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân như dầu xả, dầu gội,…
  • Dạng gel: Cũng là một dạng silicone lỏng, nhưng Silicone dạng gel thường được ứng dụng trong y khoa, thẩm mỹ hay sử dụng trong phòng thí nghiệm
  • Dạng đàn hồi: Vì tính đàn hồi cực cao nên nó còn được gọi với cái tên silicone cao su và thường được ứng dụng trong hoạt động hàn các phương tiện hàng không vũ trụ hoặc ứng dụng y tế như làm cốc nguyệt san, máy rửa mặt,…
  • Dạng nhựa: Ứng dụng như một lớp phủ chịu nhiệt, chống chịu thời tiết hoặc trám những lỗ thủng nhỏ trên đồ vật.

Silicone là nhựa hay cao su?

Trên thực tế, Silicone được biết đến dưới dạng cao su tổng hợp bằng cách thay đổi kết cấu các nguyên tử Silicon. Mặc dù nhựa cũng tồn tại dưới dạng polyme tổng hợp giống Silicone nhưng khác biệt ở chỗ, Silicone còn được tìm thấy dưới dạng một polyme có sẵn trong tự nhiên.

Đặc tính của Silicone

Xuất phát điểm là một dạng cao su tổng hợp, Silicone cũng có những đặc tính giống với cao su:

Tính dẻo và đàn hồi

Nổi bật với tính dẻo và tính đàn hồi, Silicone thường được ứng dụng trong việc sản xuất các vật dụng cần tính đàn hồi trong y khoa như núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh, đệm làm kín pit-tông kim tiêm, nút đậy cho các lọ chứa thuốc, các thiết bị kiểm soát liều lượng thuốc, bộ truyền thuốc, các thiết bị hiệu chỉnh thoát vị, thay thế khớp, khuôn răng.

Ngoài ra, chúng còn được chế tạo thành các loại đồ chơi nhào nặn, cần tính đàn hồi hay các loại khuôn đúc silicone.

Tính chịu nhiệt tốt

Khả năng chịu nhiệt của silicone rất tốt, chúng có thể chịu được nhiệt độ dao động trong khoảng từ – 60 °C đến + 230 °C. Đặc biệt, đối với cao su silicone, nhiệt độ tối đa nó có thể chịu được lên tới hơn 300° C.

Cũng bởi đặc tính vật lý này mà silicone thường được dùng làm các thanh chặn trong tủ lạnh, hoặc sản xuất vật chứa thực phẩm ở tủ đông, tủ lạnh hoặc hâm, nấu thức ăn trong lò vi sóng.

Tính cách điện

Có thể bạn không biết nhưng hàng năm cũng có 1 lượng lớn silicone được tiêu thụ để sản xuất bọc dây cáp tải điện, bọc cách điện cho mô-tơ và máy biến áp, các chi tiết điện, ngoài ra cũng có thể bắt gặp silicone bàn phím máy tính, điện thoại và bộ điều khiển từ xa. Bởi vì tính dẫn điện của silicone rất kém nhờ vào cấu trúc hóa học xương sống của xilosane có tính ổn định cao.

Tính chống nước

Nhờ vào các mạch phụ gồm các nhóm menthyl, silicone có tính năng chống thấm nước cực tốt. Do đó chúng được chọn để làm các vật liệu cần chống thấm nước như kính bơi, mũ bơi hay các thanh chắn nước, cũng có thể thấy chúng được ứng dụng trong phân khúc thị trường hàng tiêu dùng như làm đế chặn, thớt, dao cắt bột làm bánh, dụng cụ trộn thực phẩm…

Khả năng tái chế của Silicone

Trên thực tế khả năng tái chế của Silicone không cao như đối với vật liệu bằng nhựa. Có thể lấy 1 ví dụ đơn giản rằng 1 chai nhựa sau khi sử dụng hoàn toàn có thể tái chế thành một chai nhựa khác hoàn toàn mới hoặc những vật dụng hữu ích tự chế. Đối với Silicone thì khác, chúng chỉ có thể được tái chế phần nào để trở thành dầu silicone hoặc chất độn trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì khả năng tái chế kém mà sếp chúng vào vật liệu không thân thiện với môi trường. Điều bất ngờ là Silicone còn có thể được sản xuất từ cát nên nó không tác động đến môi trường quá lớn còn nhựa lại có nguồn gốc từ các hạt vi nhựa cực kỳ ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên và sức khỏe con người.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh