Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 21/10/2022

Sourcing là gì? Tầm quan trọng và cách tìm nguồn cung ứng hiệu quả

Tìm hiểu về các thuật ngữ kinh tế, chúng ta không thể bỏ qua Sourcing. Vậy Sourcing là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo các thông tin về Sourcing, cũng như tầm quan trọng của nó trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu Sourcing là gì?

Nhiều người thắc mắc Sourcing là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó là tìm kiếm nguồn hàng, cùng với lựa chọn nhà cung cấp để đi đến sự thống nhất về thỏa thuận, ký hợp đồng mua hàng. khi đã xác định được nguồn cung ứng mua sắm, cả hai bên khách hàng và nhà cung cấp sẽ luôn song hành. Sự kết nối với nhà cung cấp là việc làm vô cùng quan trọng, nếu mắc một lỗi nhỏ trong quy trình tìm nguồn cung ứng, sẽ làm tốn kém chi phí, khó tồn tại lâu dài.

Sourcing (tìm nguồn cung ứng) sẽ gồm những điều dưới đây:

  • Tìm kiếm nguồn hàng hóa hoặc là dịch vụ chất lượng
  • Đàm phán để ký kết hợp đồng
  • Thiết lập những điều khoản trong thanh toán
  • Nghiên cứu những thông tin liên quan trên thị trường
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa đầu vào
  • Cân nhắc việc thực hiện gia công hàng hóa
  • Thiết lập các tiêu chuẩn phù hợp

Tầm quan trọng của Sourcing

Sau khi đã biết Sourcing là gì? Chúng ta cũng phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của nó, giúp cho công ty thực hiện tốt việc tìm nguồn cung ứng. Các kệ hàng luôn có đầy đủ sản phẩm, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, lập kế hoạch chiến lược trong quá trình tìm nguồn cung ứng cũng nằm trong trọng tâm của cấu trúc chi phí, tỷ suất lợi nhuận, cùng với khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại quy mô.

Sự ổn định

Khi bạn đã tìm được nguồn cung phù hợp với sản phẩm mình hướng tới, khi đó mối quan hệ với nhà cung cấp là đối tác tiềm năng. Cả hai doanh nghiệp cung – cầu sẽ dựa vào nhau để thực hiện chuỗi cung ứng nguyên vẹn. Phát triển mối quan hệ này chặt chẽ cũng giúp chất lượng và hiệu quả làm việc của hai bên cao hơn. Cùng nhau trao đổi để xác định và giảm thiểu những rủi ro trong quy trình, không gây thiệt hại cho bên cung hoặc bên cầu.

Quản lý chi phí

Việc tìm nguồn cung ứng chiến lược giúp mang đến lợi ích thiết thực cho cả bên mua và bên bán. Với số lượng lớn cần sử dụng, người mua có thể thương lượng để hưởng mức giá ưu đãi nhất. Điều này sẽ giúp làm giảm chi phí hàng hóa và để giá bán lẻ luôn cạnh tranh. Nhà cung cấp cũng được hưởng lợi vì tìm được đầu ra sản phẩm phù hợp. Điều này giúp cho việc lập các kế hoạch hoàn chỉnh và dòng tiền luôn vận động tốt.

Quản lý rủi ro

Bên cạnh việc giúp xác định và giải quyết mọi vấn đề trong cung cầu hàng hóa. Thì chuỗi cung ứng cũng giúp giảm thiểu nhiều rủi ro cho cả hai bên. Khi cả hai ben cung cầu biết rõ và xác định hợp tác lâu dài với nhau, họ cũng sẽ trao đổi mọi vấn đề trung thực, thoải mái hơn. Bất cứ một bên nào đang gặp vấn đề cần giải quyết, bên kia có thể hỗ trợ để cả hai cùng có lợi, không rủi ro.

Tiến hành tìm nguồn cung ứng như thế nào?

Việc lựa chọn nhà cung cấp cần phải nghiên cứu, có chiến lược cụ thể. Không thể thực hiện mọi việc qua loa, chắc chắn không mang đến hiệu quả tốt cho chuỗi cung ứng.

Lựa chọn nhà cung cấp

Để lựa chọn được một địa chỉ cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp, bạn cần phải bỏ ra thời gian tìm hiểu. Đưa ra những câu hỏi, cũng như tìm ưu điểm, nhược điểm của họ để xem xét. Các sản phẩm mà họ mang đến phải có kết quả tốt, được đón nhận.

Hãy nhớ rằng, lựa chọn một nhà cung cấp sản phẩm cũng như tìm một đối tác lâu dài. Nhà cung cấp sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và tương lai. Cho nên hãy hợp tác với đơn vị thực sự tin tưởng, uy tín.

Sự đảm bảo uy tín của nhà cung cấp

Để đảm bảo sự uy tín của nhà cung cấp, bạn có thể đến tận địa chỉ của họ để tham quan và tìm hiểu. Nhờ đó mà sự tin tưởng của hai bên cũng tăng lên. Đây cũng là bước quan trọng cần có khi xem xét và hợp tác với một nhà cung cấp. Đầu tiên luôn là thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu, sau đó thương lượng giá tốt và đi đến thống nhất các điều khoản hợp tác.

Tạo hợp đồng

Khi hai bên doanh nghiệp đã thống nhất được điều khoản, thì sau đó sẽ tiến tới ký hợp đồng. Tất nhiên là cần sự có mặt của luật sư, họ sẽ đưa ra các góp ý về luật pháp. Cũng như hỗ trợ giải quyết nếu có khúc mắc giữa hai bên.

Khi thiết lập hợp đồng phải đầy đủ sự có mặt của hai bên. Thống nhất về tất cả mọi điều khoản, từ thanh toán, giao hàng, chất lượng,… Bên cạnh đó là quyền và nghĩa vụ giữa các bên, cũng như cách xử lý nếu một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi hai bên đã ký và đóng dấu, đó cũng chính là bước khởi đầu cho chuỗi cung ứng. Hợp đồng không chỉ là xây dựng lý do pháp lý, mà còn giúp tạo dựng mối quan hệ trên kỳ vọng chung.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết sourcing là gì chưa nhỉ? Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn sẽ xây dựng được một chuỗi cung ứng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh