Quy trình đóng hàng vào container diễn ra như thế nào?
Như chúng ta vẫn biết trong quá trình vận chuyển hàng hoá thì công đoạn đóng hàng vào container đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều người còn chưa biết quá trình đóng hàng vào container diễn ra như thế nào và phải tuân thủ những nguyên tắc gì. Cùng bài viết này đi tìm hiểu nhé.
Đóng hàng vào container có những yêu cầu gì?
Cũng như những quy trình sản xuất khác, đóng hàng vào container cũng có những yêu cầu nhất định nhằm đạt hiệu quả cao. Đóng hàng vào container cầu thực hiện đúng 6 yêu cầu sau:
- Trước khi tiến hành đóng hàng vào container, phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bên trong lẫn bên ngoài của container. Tất cả những container này phải đảm bảo rỗng, phù hợp cho loại hàng hóa cần vận chuyển, đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không mùi, không vỡ nứt, dăng cao su kín, sơn trong ngoài và sàn gỗ container tiếp xúc tốt, không có khe nứt, lỗ rò rỉ.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi đóng vào container, kiểm tra về tên hàng, số lượng, chất lượng hàng hoá.
- Kiểm tra độ sạch sẽ trong container: xem có nấm mốc, côn trùng,…để tránh hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Trải kín, đều giấy Kraft trên tường và sàn container, phủ lớp Kraft lên trên hàng hóa sau khi đóng.
- Sử dụng túi, bột chống ẩm/hút ẩm CaCl2 treo bên trong container hoặc đặt lên trên giấy kraft trải trong container, số lượng bột Kraft phụ thuộc vào thời gian di chuyển hàng hoá. Túi chống ẩm nên được đặt dọc sát theo bờ tường container hoặc treo vào móc, đặt trên giấy kraft phủ lên hàng hóa, đảm bảo khoảng cách 20cm so với trần cont để đạt hiệu quả chống ẩm tối ưu.
- Không được phép dùng băng keo, băng dính làm chất kết dính giấy Kraft vào vách container vì tại vị trí tiếp xúc giữa băng keo và vách container là tác nhân tiềm tàng để thu hút côn trùng gây hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Yêu cầu khi đóng hàng vào container.
Những nguyên tắc cần biết khi tiến hành đóng hàng vào container.
Bên cạnh những yêu cầu cần thiết thì khi đóng hàng vào container cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Kiểm tra kỹ container trước khi đóng hàng: Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng và được đặt lên hàng đầu bởi vì không phải lúc nào bạn cũng được hãng tàu cung cấp container rỗng mới, sạch sẽ và không hỏng hóc. Một vài lỗi thường gặp ở vỏ container như: Vỏ container bị nứt, hở, hư hỏng ván sàn container.. Những lỗi này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hàng hoá trong khi vận chuyển và bên cạnh đó bạn có thể phải chịu phí sửa chữa container nếu bên hãng tàu phát hiện ra khi bạn hoàn trả.
- Không đóng, sắp xếp lẫn các loại hàng hóa có nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng của nhau (ảnh hưởng về chất lượng như màu sắc, mùi sản phẩm,…). Cách tốt nhất nhất là chỉ nên đóng một loại hàng trong một container. Trong trường hợp phải đóng nhiều loại hàng thì cần xác định rõ các loại hàng nào ảnh hưởng đến chất lượng của nhau để sắp xếp tránh nhau hoặc giữ khoảng cách an toàn.
- Phân bố trọng lượng của hàng hóa đều trên bề mặt sàn container, tránh tối đa tình trạng phân bố lệch trọng lượng trái và phải, trước và sau của container nhằm tránh gây xô lệch hàng hóa, container khó điều chỉnh trong quá trình vận chuyển, nâng hạ container, lấy hàng ra khỏi container…
- Sắp xếp hàng hoá theo nguyên tắc kiện hàng nặng và kích thước lớn nằm dưới, kiện nhẹ và kích thước nhỏ hơn xếp lên trên. Với nguyên tắc xếp hàng vào container này thì trọng lượng hàng hóa sẽ được phân bổ nhiều hơn trên sàn container, tạo sự ổn định trong quá trình di chuyển, kèm với đó là giảm áp lực tác động lên các kiện hàng nhỏ, nhẹ.
- Với những kiện hàng hoá có khả năng chịu lực kém, dễ vỡ, méo, không xếp chồng quá nhiều lớp (đồ nhựa, đồ thuỷ tinh, thực phẩm dễ giập nát,…)
- Xếp hàng vào container đầy kín và hạn chế khoảng trống (ngoại trừ khoảng trống chiều cao), nếu không xếp đầy kín, cần có các biện pháp chèn lót cẩn thận đặc biệt với các loại hàng hoá dễ vỡ như chai lọ, đồ thuỷ tinh,…
Những bước cơ bản trong quy trình đóng hàng vào container.
Sau khi đã biết các nguyên tắc và yêu cầu cần thiết của quy trình đóng hàng vào container. Cùng tìm hiểu các bước cơ bản của quy trình đóng gói hàng vào container.
7 bước đóng hàng vào container.
Bước 1: Xin cấp và duyệt lệnh cấp container rỗng.
Bên vận chuyển sẽ phải liên hệ với hãng tàu để xin được cấp container rỗng. Sau đó các hãng túa sẽ duyệt lệnh cấp container. Một số hãng tàu chấp nhận duyệt qua email, duyệt tại văn phòng,…
Bước 2: Đóng tiền trả bãi.
Đóng tiền trả bãi, thuế phí theo quy định của từng hãng tàu.
Bước 3: Đăng ký ngày giờ giao nhận container rỗng.
Nên đăng ký nhận container trước ít nhất 1 ngày để hãng tàu chuẩn bị trước và ưu tiên container chất lượng tốt. Tránh trường hợp hết container hoặc chỉ còn container chất lượng kém. Đồng thời phải đăng kí giờ chính xác tránh các chi phí phát sinh không đáng có.
Bước 4: Nhận và kiểm tra container.
Nhận container đúng lịch hẹn và kiểm tra container theo các bước sau:
- Kiểm tra bên ngoài container: kiểm tra bên ngoài container có các dấu vết như rách, lỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập, … vì đây là lỗi thường bị bỏ sót nhưng lại là yếu tổ ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Kiểm tra bên trong container: kiểm tra độ chống nước bằng cách đóng kín cửa từ bên trong quan sát các khe hở có tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, ốc vít xem có bị hư hỏng hay lỏng lẻo không. Kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bị bên trong khác như lỗ thông gió, ống dẫn hơi lạnh.
- Kiểm tra cửa container: Kiểm tra tình trạng hoạt động khi đóng mở cửa và then cài bảo đảm cửa đóng mở an toàn, trơn tru, chốt cài kín và chắc chắn.
- Kiểm tra tình trạng vệ sinh trong container: container phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, không có mùi hôi để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa khi vận chuyển.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của container: các thông số kỹ thuật sẽ được in trên thành container:
- Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container
- Trọng tải tịnh của container
- Trọng lượng vỏ container
- Dung tích container
Phải kiểm tra container còn đảm bảo các thông số kỹ thuật hay không.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng container và hàng hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm xếp hàng vào container để lập kế hoạch xếp hàng tối ưu. Phần mềm sẽ tính toán các yếu tố như kích thước, trọng lượng, và khả năng chịu lực của từng kiện hàng, sau đó đề xuất cách sắp xếp giúp tận dụng tối đa không gian trong container và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể xem mô phỏng 3D để hình dung cách thức xếp hàng và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Sau khi hoàn tất kế hoạch, doanh nghiệp có thể in ấn hướng dẫn xếp hàng để cung cấp cho công nhân thực hiện việc xếp hàng, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.
Bước 5: Liên hệ với bên vận chuyển và tiến hành đóng hàng vào container.
Liên hệ với đơn vị vận chuyển hoặc hãng tàu để thuê công nhân, xe nâng hoặc cần cẩu để vận chuyển hàng hóa kịp thời. Đây là bước quan trọng, cần lưu ý một vài điểm sau:
- Tính toán sao cho số lượng hàng đạt tối ưu nhất. Đóng, sắp xếp hàng hoá khoa học để vừa xếp được đủ hàng, tránh trường hợp bị thừa phải thuê thêm container khác.
- Đóng hàng an toàn: sắp xếp vị trí hàng hóa tránh để hàng bị rơi vỡ, xô lệch trong quá trình vận chuyển. Phân bổ trọng lượng hàng hóa đều trong container , tránh tình trạng mất cân bằng trọng lượng trong container gây nguy hiểm trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
- Kiểm tra số lượng trong lúc đóng hàng đảm bảo rằng nhận và đóng đủ số lượng hàng hoá. Kiểm tra chất lượng hàng nhận đóng có bị hư hại gì không, nếu có cần chụp hình lại vào báo cho chủ hàng tránh trường hợp phải bồi thường nếu làm mất hoặc hỏng sản phẩm.
- Đảm bảo hàng không bị mất trộm trong quá trình đóng. Nếu hàng thuộc loại dễ mất hoặc có số lượng lớn bạn cần có thêm 1-2 người giám sát quá trình đóng hàng.
Bước 6: Đóng container và báo với điều độ cảng nhập máy đơn hàng.
Bước 7: Thanh lý, nhập vào sổ tàu.
Bài viết trên đã giới thiệu những yêu cầu và quy tắc cơ bản của quy trình đóng hàng vào container, đồng thời hướng dẫn 7 bước đóng hàng vào container đúng cách. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có đầy đủ kiến thức để làm các thủ tục đóng hàng tại các bến cảng đúng cách.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.