Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 25/04/2024

Ý nghĩa của luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi làm các thủ tục hải quan sẽ cần phải truyền tờ khai hải quan lên phần mềm khai hải quan. Sau khi truyền dữ liệu, hải quan sẽ trả lại cho doanh nghiệp kết quả phân luồng. Việc phân luồng hải quan thành xanh vàng hay đỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình, và kết quả thông quan của doanh nghiệp. Vì vậy, khi làm nghề xuất nhập chắc chắn bạn phải nắm rõ về phân luồng hải quan, luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ là gì?

Phân Luồng Hải Quan Là Gì?

Phân luồng hải quan là 1 trong những thủ tục và hình thức hữu hiệu nhằm mục đích hỗ trợ Cơ quan Hải Quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa để xuất nhập khẩu vào Việt Nam.

Phân luồng hải quan cũng là 1 khâu quan trọng trong việc làm các thủ tục hải quan thông quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Ngoài ra thì phân luồng hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của kho bảo thuế.

Hải quan phân luồng chia thành 3 luồng là: luồng đỏ, luồng xanh, luồng vàng.

Vì Sao Cần phải Phân Luồng Hải Quan

Việc phân luồng hải quan có ý nghĩa lớn đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa:

Phân luồng hải quan bằng 3 màu sắc là xanh, vàng, đỏ giống như màu đèn tín hiệu giao thông. Cũng có thể hình dung là việc phân luồng hàng hóa giống như việc phải điều tiết giao thông, màu xanh thì được đi và không cần dừng lại, màu vàng thì cần đi chậm lại, màu đỏ thì phải dừng.

Tương tự như vậy, với mức độ kiểm tra và cảnh giác của cơ quan hải quan cũng sẽ tăng dần bắt đầu từ luồng xanh, luồng vàng và đến luồng đỏ chắc chắn là mức độ kiểm soát hàng hóa cao nhất. Vì vậy, việc thông quan các hàng hóa đối với luồng đỏ thực chất cũng sẽ phải được kiểm tra nghiêm ngặt hơn, cụ thể là quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra bộ chứng từ theo quy định.

Ngoài ra, việc phân luồng hải quan gồm 3 màu nhằm mục đích chính đó chính là để đảo đảm phù hợp với các yêu cầu quản lý chặt chẽ, chống buôn lậu, hay gian lận, đồng thời cũng là tạo điều kiện thuận lợi thương mại đối với các doanh nghiệp chấp hành đúng quy định và các doanh nghiệp ưu tiên.

Các Luồng Hải Quan

Luồng xanh

Luồng xanh thường bao gồm các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về Hải quan, và được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết về hàng hóa.

Trường hợp này thể hiện rằng các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định về pháp luật của nhà nước, luật hải quan, doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra chi tiết chứng từ và được miễn kiểm chi tiết các hàng hoá của doanh nghiệp. Thông thường thì các hàng xuất đi đều đặn được xếp vào luồng xanh khá nhiều.

Hàng hóa xuất hay nhập khẩu được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin đã khai hải quan điện tử. Hàng hóa sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và được miễn kiểm tra thực tế, đồng thời sẽ đi thẳng đến bước 4 là Thu lệ phí và đóng dấu, sau đó có thể tiến hành phúc tập hồ sơ.

Luồng xanh là luồng mà được nhiều doanh nghiệp trông mong nhất. Khi tờ khai của bạn được phân luồng xanh thì thời gian thông quan rất nhanh (thông thường đóng xong thuế thì lô hàng đó sẽ trực tiếp được thông quan). Từ đó rút ngắn được rất nhiều chi phí lưu kho, chi phí logistics cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh được tốc độ lấy hàng hóa.

Luồng vàng

Luồng vàng là Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ nhưng không phải kiểm tra chi tiết về hàng hóa. Theo quy định, việc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của các chủ hàng chấp hành tốt pháp luật như luật thuế, Hải quan, máy móc, và thiết bị thuộc diện miễn thuế của các dự án đầu tư trong cũng như ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào các khu Thương mại tự do, hay hàng hóa thuộc vào các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng hàng hóa của bạn là Luồng vàng, hàng hóa sẽ phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (các Chứng từ giấy), nhưng sẽ được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra hồ sơ được tiến hành tại bước 2, nếu như không phát hiện thêm bất kỳ 1 vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ được chuyển tới bước 4, tương tư như với Luồng xanh.

Trong trường hợp này cơ quan hải quan sẽ áp dụng Điều 11, của Nghị định 154/2005/NĐ – CP.

Doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra chi tiết thực tế đối với 1 số mặt hàng trong những trường hợp sau:

– Doanh nghiệp đã chấp hành tốt luật pháp về hải quan.

– Hàng xuất khẩu (ngoại trừ những hàng hóa xuất khẩu được làm từ các nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo các chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá.)

– Các loại máy móc, thiết bị mà có giá trị tạo tài sản cố định được miễn thuế như các dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.

– Hàng hoá từ nước ngoài được đưa vào các khu thương mại tự do, kho ngoại quan, hay cảng trung chuyển, hàng quá cảnh hay các trường hợp cứu trợ khẩn cấp theo quy định của pháp luật tại khoản 1 của Điều 35 Luật Hải Quan, ngoài ra còn có các hàng hoá như được dùng trong an ninh quốc phòng, và hàng viện trợ nhân đạo, hay hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn quy định tại Điều 30,31,32 và 37 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP.

– Hàng hoá thuộc diện đặc biệt như là hàng hóa do Thủ tướng quyết định

Luồng đỏ

Luồng đỏ là Hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết về hàng hóa với các mức độ đảm bảo kiểm tra thực tế lô hàng.

Trường hợp Lệnh quyết định phân luồng hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, thì cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết về hàng hóa.

Có 3 mức độ khi kiểm tra thực tế (Theo Thông tư số 112/2005/TT-BTC):

+ Mức độ 1: Kiểm tra toàn bộ lô hàng

+ Mức độ 2: Kiểm tra thực tế xác suất 10% lô hàng, nếu như không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, còn nếu phát hiện vi phạm thì sẽ tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được về mức độ vi phạm.

+ Mức độ 3: Kiểm tra thực tế xác suất 5% lô hàng, nếu như không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, còn nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ vi phạm.

Một số trường hợp, ví dụ như sau khi máy tính đã xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ nhân viên hải quan xem xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (Do các thông tin về các quy định, cũng như chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất lại Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác để phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ, đầy đủ lý do điều chỉnh), sau đó sẽ chuyển cho lãnh đạo của Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.

Làm Thế Nào Để Doanh Nghiệp có thể Được Phân Luồng Xanh Hải Quan

Làm thế nào để doanh nghiệp được phân về luồng xanh hải quan là thắc mắc của tất cả các doanh nghiệp khi truyền tờ khai mà thường xuyên bị rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Luồng xanh sẽ giúp doanh nghiệp xử lý được các thủ tục hải quan nhanh gọn, và dễ dàng hơn, nên cũng dễ hiểu khi mà các doanh nghiệp đều muốn tờ khai của mình rơi vào luồng xanh.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định việc phân luồng hải quan, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, những Doanh Nghiệp đã chấp hành quy định tốt trong thời gian từ 1 năm trở lên và đạt được các tiêu chí dưới đây sẽ có khả năng cao được phân vào luồng xanh

– Doanh nghiệp không có các hành vi vi phạm về thuế và hải quan.

– Doanh nghiệp không có tình trạng về truyền sửa và hủy tờ khai.

– Doanh nghiệp có thái độ tích cực, và hợp tác với hải quan.

– Cập nhật đầy đủ thông tin doanh nghiệp tới cơ quan hải quan.

– Nâng mức độ doanh nghiệp thành doanh nghiệp ưu tiên (việc này thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được).

Doanh nghiệp cần lưu ý, việc phân luồng này được thực hiện 1 cách tự động dựa vào hệ thống Hải quan điện tử. Hải quan sẽ đưa ra rất nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau cho từng doanh nghiệp khác nhau, về các mặt hàng có nguy cơ rủi ro về giá, cũng như các mặt hàng cần kiểm tra chuyên ngành để có thể tiến thành phân luồng cụ thể. Vì vậy cũng không thể chắc chắn 100% truyền tờ khai sẽ được phân luồng xanh, việc này cần phải đợi kết quả từ phía Hải quan.

  1. Lưu Ý Về các Quy Định Phân Luồng Hải Quan

Sau khi được phân luồng, nếu doanh nghiệp rơi vào luồng vàng hoặc là luồng đỏ, Hải quan sẽ phải tiến hành kiểm hóa. Nếu như trong quá trình kiểm hóa mà phát hiện vi phạm thì tùy theo từng mức độ mà cơ quan hải quan sẽ tiến hành xử phạt doanh nghiệp. Ví dụ như phạt tiền, hoặc bị cơ quan Hải quan tịch thu hàng hóa, hay doanh nghiệp bị cấm xuất nhập hàng, khi vi phạm về luật Hải quan, và bị luồng đỏ các hồ sơ sau này …

Phân luồng hải quan thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan Hải quan thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý pháp luật về thủ tục hải quan đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu. Hơn nữa nó còn giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

 

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh