Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 24/04/2024

EBS là phí gì? Cách tính phụ phí và những điều cần biết

Chắc hẳn những ai làm việc trong nghề xuất nhập khẩu, Logistics đều biết về phí EBS. Loại phí này sử dụng mục đích để bù đắp chi phí “hao hụt” cho hãng tàu do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới. Song không phải ai cũng đã hiểu rõ định nghĩa về phí EBS là gì? Bên nào sẽ chịu trách nhiệm chi trả? Và Cách tính toán phí EBS như thế nào? … Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây của chúng tôi nhé.

Phí EBS là loại phí gì?

EBS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Emergency Bunker Surcharge. Phí EBS được hiểu 1 cách đơn giản là phụ phí xăng dầu, và nhiên liệu được sử dụng cho các tuyến hàng đi châu Á.

Mục đích chính khi đưa ra loại phí này là nhằm bù đắp cho chi phí “hao hụt” của các hãng tàu bởi sự biến động của giá xăng dầu, và nhiên liệu trên thế giới. Đối với các tuyến hàng đi châu Âu thì phí này sẽ được đổi thành ENS, viết đầy đủ là Entry Summary Declaration.

Như vậy thì phí EBS thực chất là 1 loại phụ phí ở trong vận tải đường biển mà các hãng tàu thu từ các chủ hàng hóa nhằm mục đích bù vào chi phí phát sinh do sự biến động của giá xăng dầu ở trên thị trường. Bạn cần phải lưu ý rằng loại phí này sẽ không được tính vào trong local charges.

Khi khai báo hải quan điện tử cho lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về shipping marks. Doanh nghiệp cũng sẽ được yêu cầu thanh toán Phí EBS cho việc sử dụng hệ thống E-Customs.

Lý do phải thu phí EBS trong hoạt động xuất nhập khẩu

Vào những năm 1970, khi mà giá nhiên liệu tăng vọt với 1 biên độ cực lớn đã tạo nên 1 “cú sốc giá dầu lửa” (oil price shocks). Việc giá dầu tăng cao 1 cách đột biến đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vận tải của các hãng tàu. Cụ thể, để duy trì được các tàu container với tốc độ cao để đảm bảo được hoạt động vận tải diễn ra nhanh chóng thì các hãng tàu đã phải chi trả cho chi phí nhiên liệu rất lớn.

Trong khi đó, thì giá xăng dầu “leo thang”, và tăng cao đột ngột khiến cho các hãng tàu, nhất là trong công hội không thể điều chỉnh được giá cước phù hợp để ứng phó. Do đó, mà các hãng tàu đã phải chi trả 1 khoản phí lớn hơn rất nhiều mới có thể duy trì được hoạt động vận chuyển hàng hóa.

=> Trước thực tế như vậy, thì việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu 1 cách linh hoạt chính là cách tối ưu nhất để giúp các hãng tàu bù đắp chi phí. Vì vậy, mà phụ phí nhiên liệu hay xăng dầu đã được đưa ra và thực hiện thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi vận chuyển.

Ai sẽ phải trả phụ phí EBS?

Phí EBS thường sẽ được thỏa thuận ở trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hay là hợp đồng ngoại thương. Trong trường hợp nếu hợp đồng không nêu rõ quy định rõ về khoản phí này thì các hãng tàu sẽ quy định người sẽ chi trả phí EBS. Một ví dụ cho bạn có thể dễ hình dung về việc chi trả phí EBS có thể kể đến như sau:

Doanh nghiệp tại Việt Nam khi nhập khẩu 1 lô hàng gọng kính thời trang từ Trung Quốc với giá FOB (giá FOB là giá đã bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, và thuế xuất khẩu cũng như thuế làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu ở bên nước của người bán, ở đây chính là Trung Quốc).

Với điều kiện nhập là FOB, thì bên mua luôn luôn là bên cần phải trả chi phí cho EBS. Do đó, khi 2 bên thương thảo hợp đồng thì các bên phải kiểm tra, và tham khảo các điều khoản về chi phí và các phần phụ phí phát sinh (nếu có) để có thể rõ ràng về việc bên nào sẽ là người chi trả các khoản phí phát sinh để tránh xảy ra tranh chấp thương mại.

* Ví dụ: Công ty X nhập khẩu 1 lô hàng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc, với giá FOB. Đơn hàng phát sinh thêm phụ phí EBS. Công ty X và nhà cung cấp bên Trung Quốc đang tranh cãi với nhau xem ai là người phải trả khoản phí này. Công ty X đưa ra lý do là phí này phát sinh ở bên Trung Quốc nên nhà cung cấp cần phải trả. Còn nhà cung cấp thì đưa ra lý do rằng họ bán giá FOB thì không phải là người mua cước tàu, mặt khác phi EBS là phụ phí xăng dầu, nên họ sẽ không phải trả phí này.

Vậy, với trường hợp này thì bên nào phải trả phụ phí EBS này? Để giải quyết tình huống trên, trước hết chúng ta cần làm rõ 2 vấn đề là hàng được nhập từ quốc gia nào và được nhập theo điều kiện gì? Khi làm hợp đồng mua bán thì các bên nên tham khảo giá của những khoản phí phát sinh đồng thời đưa ra các thỏa thuận, và đàm phán các phí này do bên nào sẽ phải chịu khi phát sinh trong hợp đồng.

Để tránh những tình huống như trên xảy ra, hay hai bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Nếu Trường hợp mà trong hợp đồng không ghi cụ thể là bên nào trả phí EBS thì việc thu EBS ở đâu là do chính hãng tàu quy định. Dựa vào luật của hãng tàu để thu phí này.

Cách để tính phụ phí EBS như thế nào?

Trên thực tế, thì tùy vào từng hãng tàu quy định và dựa vào tình hình thực tế mà mức phí này cũng sẽ thay đổi. Hãng tàu có thể sẽ tính phụ phí nhiên liệu theo phần trăm của cước biển hoặc tùy theo khối lượng của hàng hóa. Nhiều hãng tàu còn tính gộp cả phụ phí xăng dầu cho mỗi container.

Tùy thuộc vào giá xăng dầu biến động như thế nào mà phụ phí EBS cũng có sự thay đổi kèm theo. Khi giá xăng dầu ở các cảng trung gian giảm thì cước phụ phí EBS trong quá trình vận chuyển cũng sẽ giảm. Do đó, bạn hãy liên hệ trực tiếp với các hãng tàu hoặc các đơn vị vận tải mà bạn lựa chọn để được tư vấn và báo giá cụ thể vì Phụ phí xăng dầu EBS cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới chi phí của việc vận chuyển hàng hóa.

Như vậy, với những chia sẻ trên đây, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết cho bạn về khải niệm cũng như cách tính phụ phí EBS. Hy vọng, với các thông tin này, bạn đã “bỏ túi” được cho mình thêm nhiều kiến thức về xuất nhập khẩu quan trọng. Hãy áp dụng khoa học và kiến thức này để có thể đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn nhé.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh