Shipping marks là gì? Cách đánh dấu shipping marks đúng cách nhất
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế cần có những loại nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa. Hiện nay có rất nhiều công ty đã và đang áp dụng Shipping Marks để đưa vào sử dụng khi vận chuyển hàng hóa tuyến quốc tế. Vậy Shipping Marks là gì, và quy định của chúng như thế nào? Bạn hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Shipping marks là gì?
Shipping Marks được hiểu đơn giản là nhãn hiệu vận chuyển, là một yếu tố quan trọng hàng đầu được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa quốc tế. Nhãn hiệu này thường hay được viết dưới dạng chữ, số hay các ký hiệu và được in hoặc được dán lên các thùng hàng vận chuyển. Điều này giúp việc xác nhận đơn hàng 1 cách dễ dàng và nhanh chóng.
Shipping Marks trong vận chuyển lưu thông quốc tế đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng giúp tránh được các tình trạng hay thiệt hại không đáng có do quá trình vận chuyển gây ra như: Các tình trạng bị thất lạc hàng hoá do không lưu đúng cách và không phát sinh thêm các khoản chi phí mà có thể giải quyết được vấn đề thay đổi địa điểm giao hàng một cách vô cùng thuận lợi.
Shipping Marks bao gồm: Mô tả hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng, số lô, khối lượng tịnh, loại và số lượng gói bên trong, thông tin đơn hàng, tổng trọng lượng, và chi tiết người nhận hàng.
Ngoài ra, đối với mã loại hình nhập khẩu E11 (nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX), Shipping Marks còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu và hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật.
Tại sao shipping marks lại quan trọng trong vận chuyển hàng hóa quốc tế?
Ý nghĩa của Shipping Mark vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển quốc tế là vì:
– Shipping Mark rất cần thiết để quá trình vận tải hàng hóa quốc tế được diễn ra và hoàn thành suôn sẻ từ đầu đến cuối nhờ vào việc có thể nhận dạng hàng hóa dễ dàng.
– Bất kỳ thay đổi nào trong việc vận hành cũng như vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu sẽ được xử lý 1 cách nhanh nhất có thể nhờ Shipping Mark. Từ đó, nó giúp ngăn chặn bất kỳ sự chậm trễ nào dẫn đến việc đội chi phí cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
– Ngăn chặn việc giao hàng sai, tai nạn, hay mất mát, phạt hải quan hoặc bị thiệt hại do lưu trữ không đúng cách hoặc xử lý hàng hóa không đúng. Hạn chế những sai sót về mặt hàng cũng như việc thất thoát và mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản hàng hóa. Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp hàng hóa không bị phạt hải quan vì vận chuyển hay bảo quản sai cách.
– Mỗi đơn vị đóng gói phải được đánh dấu bằng những dấu hiệu vận chuyển được yêu cầu một cách chính xác và đầy đủ nhất.
– Quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi có shipping mark vì đơn vị vận chuyển có thể nhận dạng được hàng hóa đó và nắm rõ được các tính chất của hàng hóa và quy trình xử lý trong quá trình vận chuyển phù hợp hơn.
– Shipping mark thường được được đóng gói trên từng kiện hàng và có đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết.
Shipping marks thường được đánh dấu ở đâu trên hàng hóa?
Shipping mark thường được dán ở đâu cũng đã có những quy định hay tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:
- Shipping mark phải được gắn ở trên bao bì của sản phẩm, hàng hóa và ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể giúp đơn vị vận chuyển dễ dàng đọc được đầy đủ tất cả các thông tin cũng như quy định mà họ không phải tháo rời bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
- Nếu đó là sản phẩm mà không thể được mở bao bì thì bên ngoài của bao bì cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung, thông tin cần thiết.
- Đối với các trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện được đầy đủ các thông tin thì phải cung cấp cho đơn vị vận chuyển các thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất cũng như về mặt hàng đó.
Làm thế nào để đánh dấu shipping marks cho đúng cách?
Khi nhu cầu về vận chuyển hàng hoá quốc tế ngày càng cao, nhiều dịch vụ vận chuyển phát triển đã khiến nhãn hiệu vận chuyển được sử dụng rộng rãi hơn. Một số quy định về cách đánh dấu Shipping Marks cần được lưu ý như sau:
- Shipping Marks cần phải được đánh đúng và rõ ràng trên bề mặt của hàng hóa vận chuyển, tránh việc bị mờ hoặc bị xóa.
- Shipping Marks phải bao gồm tất cả các thông tin quan trọng như tên và địa chỉ của người nhận, số lượng, kích thước và trọng lượng của hàng hóa.
- Shipping Marks phải được đánh dấu đúng vị trí trên hàng hóa, thông thường là được đánh trên bề mặt của các bao bì hoặc các pallet.
- Shipping Marks cần phải được in hay viết hoặc đánh dấu bằng loại mực chất lượng cao, tránh tình trạng bị phai màu, hoặc bị mờ.
- Shipping Marks cần phải được đảm bảo an toàn và bền vững trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
Shipping marks có thể thay đổi hay không trong quá trình vận chuyển hàng hóa?
Hiện nay, shipping mark đang được thể hiện bằng nhiều dạng khác nhau nhằm cung cấp được các đặc điểm và tính chất cần thiết khi vận chuyển hàng hóa đi quốc tế. 1 số dạng Shipping Mark trong vận chuyển hàng quốc tế được thể hiện bao gồm:
- Dạng viết tay.
- Dạng bản in.
- Dạng Ảnh chụp văn bản.
- Bằng Hình vẽ.
- Bằng Hình chụp.
- Bằng các Dấu hiệu, hay con dấu.
- Dạng Nhãn đúc.
- Dạng Nhãn chạm, hay khắc lên bao bì đựng hàng hóa.
Shipping Marks đã bao gồm tất cả các thông tin quan trọng như tên và địa chỉ của người nhận, số lượng, kích thước và trọng lượng của hàng hóa nên Shipping Marks không thể thay đổi trong quá trình vận chuyển hàng hóa vì nếu thay đổi thì đơn vị vận chuyển cũng như đối tác nhận hàng sẽ không biết được các hàng hóa đc bàn giao có đúng như thông tin bên giao hàng cung cấp hay không. Trừ trường hợp thay đổi thông tin và địa chỉ người nhận.
Từ những thông tin mà bài viết trên đây đã cung cấp thì nó đã giải đáp được câu hỏi Shipping Marks là gì, vai trò của Shipping Marks cũng như một số quy định về chúng. Hiện nay nhãn hiệu Shipping Marks này ngày càng được sử dụng 1 cách rộng rãi hơn trong vận chuyển đặc biệt là vận chuyển quốc tế. Mong rằng những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.