Cfr là gì trong xuất nhập khẩu? Nghĩa vụ của người mua và người bán
Cfr là một trong những thuật ngữ phổ biến thường gặp trong xuất khẩu hiện nay và đặc biệt ở xuất khẩu trên đường biển. Vậy bạn hiểu cfr là gì trong xuất nhập khẩu và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong trường hợp này thế nào? Cùng giải đáp chi tiết qua nội dung bên dưới nhé.
Cfr là gì trong xuất nhập khẩu?
Cfr là Cost and Freight tức là tiền hàng và cước phí. Có thể bạn chưa biết thì cfr là 1 trong số 11 điều kiện về thương mại quốc tế hiện nay, tức là cước phí và giá thành áp dụng trong việc vận chuyển trên biển và thủy nội địa.
Nếu sử dụng điều kiện giao hàng này thì sau giao hàng cho người mua ở cảng bốc hàng và trách nhiệm của người bán đã hết. Những rủi ro được phát sinh trong quá trình vận chuyển sẽ do bên mua chịu những cước phí vận chuyển được trả bởi bên bán.
Đặc biệt giá CFR được tính bằng giá FOB cộng gộp với cước phí vận chuyển. Lúc này chi phí FOB chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hóa tới cảng của bên nhập hàng.
Nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong cfr xuất nhập khẩu
Như chia sẻ ở trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu cfr là gì trong xuất nhập khẩu. Sau đây là các nghĩa vụ cơ bản mà người mua và người bán trong cfr mà các bên cần tuân thủ theo để đảm bảo quyền lợi trong suốt quá trình giao dịch.
Nghĩa vụ của bên mua trong cfr
- Người mua trong cfr cần phải có nghĩa vụ giao hàng đúng với các điều khoản mà hợp đồng quy định.
- Cần chuẩn bị đầy đủ các hóa đơn bắt buộc khi mua bán như hàng hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận vận tải đường biển, giấy phép xuất khẩu.
- Cần trả cước phí trước khi làm hợp đồng ký kết vận tải theo đúng với quy định hợp đồng đôi bên. Đồng thời việc này phải được thực hiện đúng với quy định và đáp ứng tốt yêu cầu trong quá trình giao vận trên đường biển.
- Cam kết giao hàng đầy đủ trên tàu và chịu toàn bộ cước phí bốc hàng.
- Làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu theo đúng với quy trình để đảm bảo hàng được giao đúng tiến độ.
- Thông báo kế hoạch giao hàng bao gồm thời gian chuẩn bị hàng hóa, quy trình nhận hàng, giờ hàng tới cảng đích, thuế,..sao cho phù hợp với bên mua.
- Cung cấp đầy đủ các loại hóa đơn, chứng từ vận tải liên quan đến đường biển như cước phí, điều kiện đã xếp lên tàu,…theo điều khoản các bên.
- Thanh toán đầy đủ cước phí vận chuyển bao gồm cả phí dỡ bốc hàng trong quá trình vận chuyển.
- Chịu trách nhiệm liên quan đến rủi ro, tổn thất trong quá trình giao hàng tại các cảng, tàu, bốc hàng,…
Nghĩa vụ của bên bán trong cfr
- Người mua hàng phải có nghĩa vụ chấp nhận việc giao hàng đã gửi khi có đầy đủ hóa đơn chứng từ vận tải có liên quan. Đồng thời nhận hàng ở đúng càng bốc quy định trong hợp đồng đã ký kết.
- Thanh toán toàn bộ chi phí dỡ hàng, bốc hàng không nằm trong cước phí vận chuyển do bên xuất khẩu nhận trách nhiệm chi trả.
- Ký kết hợp đồng bảo hiểm an toàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên nhằm tránh xảy ra xung đột.
- Chịu các rủi ro và tổn thất khi hàng đã giao xong lên tàu cảng tại cảng bốc theo quy định hải quan.
- Làm các thủ tục cần thiết để quá cảnh nếu có ở nước thứ 3.
- Thông quan nhập khẩu các chi phí về thuế, phát sinh trong quá trình các bên vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chuẩn bị mọi giấy tờ và các chứng cứ bắt buộc khi bắt đầu nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa ở nước thứ 3 trong khi vận chuyển hàng hóa thông quan.
Nên dùng CFR như nào cho đúng?
Cfr được sử dụng nhiều cho các sản phẩm nông nghiệp, hóa chất khi người bán có chuyên môn, có sức mua và vận chuyển hàng hóa đến đích. Những loại hàng hóa ở dạng rời như dầu, ngũ cốc hoặc quá khổ vẫn có thể sử dụng loại vận chuyển này.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi thì người bán sẽ có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển quốc tế và người mua cần chỉ rõ địa điểm vận chuyển giao rủi ro và trách nhiệm. Ví dụ: Trong hợp đồng CFR, người bán có thể quy định sử dụng EBS để thay thế cho vận đơn giấy tờ. Điều này có nghĩa là người bán sẽ cung cấp cho người mua một bản EBS thay vì vận đơn giấy tờ truyền thống. EBS sẽ bao gồm tất cả thông tin cần thiết về lô hàng, bao gồm tên người gửi, người nhận, mô tả hàng hóa, điều kiện vận chuyển, v.v. Việc sử dụng EBS sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên, đồng thời giúp giảm thiểu nguy cơ gian lận.
Hy vọng với những chia sẻ cụ thể về cfr là gì trong xuất nhập khẩu và vai trò của bên mua và bên bán trong cfr sẽ giúp bạn nắm rõ một trong những thủ tục trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đồng thời biết được phương thức này có gì khác so với những phương thức khác.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.