Đăng bởi: Phạm Hoa Ngày: 01/08/2024

Cách tính xếp hàng vào container chính xác nhất

Đóng hàng lên container là 1 khâu rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy đâu là cách để tính số lượng hàng sắp xếp vào container chính xác để có thể lựa chọn loại container phù hợp và đạt được hiệu quả về chi phí cho doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính số lượng và thể tích hàng hóa để đóng vào container trong bài viết dưới đây nhé!

Cách tính xếp hàng vào container như thế nào?

Để tính được cách xếp hàng vào trong container, ta cần phải biết được kích thước của hàng hóa cũng như kích thước của container. Sau đó, ta sẽ tính toán được về số lượng hàng hóa có thể xếp vào container 1 cách hợp lý nhất và an toàn.

Việc tính toán số lượng hàng đóng được vào trong container phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hàng, và phương pháp đóng hàng, thậm chí là có chèn lót hay không,… Nếu như doanh nghiệp quan tâm đến hàng hóa của mình có thể đóng được tối đa là bao nhiêu lên 1 container, thì bạn có thể tham khảo công thức tính dưới đây:

Cont 20’: Số lượng hàng = 28 / Thể tích kiện (m3)

Cont 40’: Số lượng hàng = 60 / Thể tích kiện (m3)

Cont 40’ cao: Số lượng hàng = 68 / Thể tích kiện (m3)

Trong đó: Thể tích kiện (đơn vị tính m3): Dài x Rộng x Cao

Ví dụ: 1 kiện hàng có kích thước (theo đơn vị mét): Dài: 1,2; Rộng: 0,6; Cao: 0,6

Có thể tích kiện hàng = 1,2 x 0,6 x 0,6 = 0,432 (m3)

Từ đó ta có số lượng kiện hàng có thể đóng tối đa trong cont 40’ = 60 / 0,432 = 138,8 nghĩa là đóng được khoảng 138 kiện.

Tuy nhiên đây chỉ là lý thuyết, vì trên thực tế số lượng hàng hóa khi sắp xếp lên container có thể thừa hoặc là thiếu tùy theo tình trạng, cũng như đặc điểm của hàng hóa và cách sắp xếp hàng.

Làm sao để biết được các xếp hàng vào container?

1. Xác định kích thước của container

Các thông số kỹ thuật của container thường được ghi trên vỏ ngoài, gồm:

+ Trọng lượng tối đa hay là trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi mà container chứa đầy hàng đến 1 giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm cả trọng lượng hàng tối đa cho phép cộng với trọng lượng cả vỏ container.

+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng của hàng hóa tới mức tối đa cho phép chứa trong container. Nó bao gồm cả trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, và các vật liệu dùng để chèn lót, cũng như chống đỡ hàng trong container.

+ Trọng lượng của vỏ container (Tare Weight) Phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo ra container.

+ Dung tích của container (container internal capacity) tức là thể tích để chứa hàng tối đa của container.

2. Đo kích thước hàng hóa

Đóng hàng vào container cần chú ý hai chỉ số của hàng hóa là: Thể tích và Khối Lượng. Chỉ số nào lớn hơn sẽ để cân bằng lượng sản phẩm cho phù hợp với chỉ số đó. Ví dụ: thông số kỹ thuật của container là 20 tấn và 15m3. Khối lượng (là 20 tấn) > thể tích (là 15m3). Do đó, mọi người có thể sắp xếp hàng sao cho phù hợp với thể tích là 15m3 (sao cho hàng không bị xê dịch) và không vượt quá khối lượng 20 tấn.

3. Tính toán số lượng hàng hóa có thể xếp vào container

Việc tính toán số lượng hàng đóng được vào trong container phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hàng, và phương pháp đóng hàng, thậm chí là có chèn lót hay không,… Nếu như doanh nghiệp quan tâm đến hàng hóa của mình có thể đóng được tối đa là bao nhiêu lên 1 container, thì bạn có thể tham khảo công thức tính dưới đây:

Cont 20’: Số lượng hàng = 28 / Thể tích kiện (m3)

Cont 40’: Số lượng hàng = 60 / Thể tích kiện (m3)

Cont 40’ cao: Số lượng hàng = 68 / Thể tích kiện (m3)

Trong đó: Thể tích kiện (đơn vị tính m3): Dài x Rộng x Cao

Khi xếp hàng vào container thì ta cần chú ý những điều gì?

  1. Kiểm tra container trước khi thực hiện việc sắp  xếp hàng. Đảm bảo rằng container không bị hư hỏng hay là móp méo.
  2. Trọng lượng của hàng hóa cần phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích của mặt sàn container.
  3. Trọng tâm của hàng hóa phải đặt được càng gần trọng tâm của container càng tốt.
  4. Hàng hóa cần phải xếp sát nhau, và không để khoảng trống giữa các đơn vị hàng hóa, tốt nhất nên chèn lót cẩn thận với các dụng cụ chuyên dụng.
  5. Tuân thủ theo nguyên tắc: hàng nào nặng, và to hơn đặt bên dưới, hàng hóa nhẹ và nhỏ hơn thì sẽ đặt lên trên, hàng dạng lòng nên đặt ở bên dưới hàng dạng rắn. Đối với các loại hàng xuất mà cùng với pallet cũ thì nên chọn được loại pallet phù hợp với mục đích xuất khẩu hoặc là vận chuyển trong nước.
  6. Trọng lượng, và thể tích của hàng hóa không được vượt quá trọng lượng, và thể tích tối đa cho phép của container.

Nếu hàng hóa có kích thước lớn hơn kích thước của container, ta phải làm sao?

Với hàng hóa không xếp vừa container bạn vẫn có thể vận chuyển được. Phương án đang được sử dụng nhiều hiện nay là sử dụng Flat Racks hoặc là sử dụng tàu container (tàu Ro/Ro hoặc chở bằng tàu chở hàng rời).

Flat rack container là 1 loại container chuyên dụng dùng để vận chuyển những kiện hàng có kích thước lớn, hay máy móc siêu trường, siêu trọng. Những loại hàng hóa này sẽ không thể vận chuyển được bằng xe container thông thường.

Điểm khác biệt lớn nhất của container flat rack so với những loại container thông thường đó chính là nó được trang bị đế sàn bằng thép siêu dày, và có thể chịu được tải trọng lớn.

Ngoài ra, thì loại container này chỉ có phần chắn ở đầu và ở cuối mà không hề có thanh chắn ở 2 bên hay là trên nóc. Đặc biệt, những thanh chắn này cũng hoàn toàn có thể gập xuống và tạo thành mặt phẳng để đặt được những kiện hàng mà có kích thước lớn vượt quá kích thước của những chiếc container thông thường khác.

Container flat rack hiện nay thường được sử dụng để vận chuyển các loại máy móc, hay thiết bị xuất nhập khẩu. Những mặt hàng mà có giá trị cao cần phải được buộc chắc chắn, đặc biệt là các kiện hàng quá khổ so với kích thước của những loại container chứa thùng nhựa, khay nhựa thông thường. Những mặt hàng sở hữu tải trọng lớn hay là quá khổ như: dây chuyền sản xuất máy móc, hay xe cơ giới, xe cẩu chuyên dùng, hoặc xe nâng, lò hơi công nghiệp, và bồn chứa công nghiệp,…

Có những loại hàng hóa nào không thể xếp vào container?

Các loại hàng không phù hợp để vận chuyển và xếp vào container là:

– Những lô hàng mà có giá trị lớn, cần phải vận chuyển nhanh, chẳng hạn như là: đồ trang sức, hoa tươi… Những trường hợp này thì bạn nên chuyển bằng đường hàng không mặc dù với chi phí cao nhưng lại nhanh và an toàn.

– Những lô hàng mà có khối lượng lớn (khoảng vài chục nghìn tấn trở lên) như: gạo, quặng, vôi, hay phân bón… Loại này sẽ thích hợp với việc vận chuyển bằng tàu hàng rời, với kích cỡ lớn nhỏ phù hợp với lô hàng.

– Những loại hàng hóa cần vận chuyển bằng tàu chuyên dụng như: dầu thô, hay khí hóa lỏng, ô tô … Tất nhiên là nếu với khối lượng ít, thì chúng vẫn có thể được vận chuyển container chuyên dùng, nhưng nhiều thì không.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính số lượng hàng để đóng vào container mà chúng tôi muốn gửi tới cho quý doanh nghiệp. Mong rằng bài viết trên có thể giúp cho doanh nghiệp hiểu được rõ hơn về cách tính thể tích và số lượng hàng khi đóng vào container từ đó mà có thể xác định được cách xác định chính xác về cước vận chuyển hàng hóa.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh