Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 27/01/2023

7 loại nhựa tái chế và ứng dụng của chúng

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nhựa như hiện nay thì việc thu gom rác thải nhựa và tạo ra các sản phẩm tái chế từ nhựa được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Vậy nhựa tái chế gồm những loại nào và tính chất từng loại được quy định ra sao?

Sự ra đời của nhựa tái chế

Có thể nói nhựa là vật liệu nhân tạo thân thuộc và có mặt xung quanh đời sống của mỗi người. Chính nhờ sự tiện dụng và bền bỉ của mình mà các sản phẩm làm từ nhựa lại rất được ưa chuộng.

Đây chính là lý do ngày càng có nhiều chất thải nhựa thải ra ngoài môi trường và gây ô nhiễm nhựa rộng khắp các khu vực. Đây là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Để khắc phục tình trạng trên, nhựa tái chế đã ra đời và trở thành chất liệu có tính ứng dụng rất cao và tùy vào loại nhựa tái chế mà có mức độ thân thiện với môi trường khác nhau.

Các loại nhựa tái chế

PET (PETE) – Nhựa tái chế số 1

Đây là loại nhựa thường xuất hiện ở các sản phẩm nước uống đóng chai được bày bán trên thị trường. Vì giá thành rẻ, không khó để tái chế nên chúng được sử dụng rất phổ biến.

Trên thị trường, các sản phẩm từ nhựa PET thường thấy có thể kể đến như: thảm sợi nhựa tổng hợp, chai đựng nước, hộp đựng thức ăn, hộp mỹ phẩm…Tất cả sản phẩm kể trên đều không gây nguy hiểm khi sử dụng nên được khuyến cáo lựa chọn sử dụng.

HDPE – Nhựa tái chế số 2

Về tính chất, đây là loại nhựa có độ bền cao, có khả năng đàn hồi tốt và khả năng chống ăn mòn nên được sử dụng nhiều trong các chai nhựa dẻo đựng mỹ phẩm, dầu gội, sửa tắm…

Không chỉ vậy, các sản phẩm như bình sữa, chất tẩy rửa dạng chai, túi mua sắm, lót hộp…cũng sử dụng nhựa số 2. Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại nhựa được sử dụng của các sản phẩm kể trên vì thông tin sẽ được quy định tại đáy của mỗi chai.

V(PVC) – Nhựa tái chế số 3

Vì có độ bền siêu cao nên loại nhựa này thường được sử dụng để làm ông nước, vách ngoài và một vài ứng dụng khác. Bên cạnh đó, giá của nhựa PVC rất rẻ nên thường được sử dụng trong sản xuất bao bì.

Lưu ý rằng, trong nhựa số 3 này có chứa clo nên khi sản xuất sẽ làm phát sinh chất độc có tên là điôxin nên rất nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là bộ phận phụ trách sản xuất loại nhựa trên.

LDPE – Nhựa tái chế số 4

Với tính chất dẻo nên nhựa LDPE thường được sử dụng để tái chế các sản phẩm bao bì thực phẩm, túi mua sắm, thùng rác hay các tấm biển quảng cáo làm bằng nhựa.

PP – Nhựa tái chế số 5

Có mức chịu nhiệt cao nên loại nhựa này thường dùng để làm các thùng chứa các chất lỏng nóng. Trên thị trường ta có dễ dàng nhìn thấy các sản phẩm sử dụng nhựa PP như: hũ đựng sữa chua, chai xi rô, chai đựng cồn, ống hút…

Không chỉ vậy, các sản phẩm có liên quan đến sử dụng điện như đèn tín hiệu, dây cáp của bình ác quy cũng thường chọn loại nhựa PP để sử dụng nhằm tránh bị nóng chảy dưới tác động nhiệt.

PS – Nhựa tái chế số 6

Loại nhựa này thường sử dụng để sản xuất ly nhựa, hộp đựng cơm bằng xốp, muỗng, dĩa xài một lần…Tuy nhiên trong loại nhựa này có chứa Styrene monomer nên sẽ gây nguy hiểm nếu sử dụng thường xuyên.

Vì có khả năng gây ung thư nên người dùng cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm làm tự nhựa PS để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Loại nhựa chưa được phân loại – Nhựa tái chế số 7

Là loại nhựa cuối cùng nên mức độ an toàn khi sử dụng của nó cũng thấp hơn những loại nhựa vừa kể trên.

Theo nghiên cứu, nhựa tái chế số 7 có nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố nên nó thường được sử dụng làm vật liệu chống đạn, kính râm, vỏ máy tính…Bên cạnh đó, các sản phẩm vật liệu giả gỗ cũng có thể sử dụng loại nhựa này làm nguyên liệu.

Kết luận

Trong 7 loại kể trên, nhựa số 3, 6 và 7 là những loại gây nguy hiểm khi sử dụng nên cần hạn chế khi sử dụng. Thay vào đó người dùng có thể sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa tái chế số 1, 2, 4 và 5.

Để nhận biết loại nhựa, người dùng có thể quan sát ở đáy hộp vì hầu hết tất cả sản phẩm đều có ghi chú về loại nhựa của sản phẩm. Với các sản phẩm không thể hiện nguyên liệu đến từ loại nhựa nào sẽ có khả năng sẽ thuộc nhựa tái chế số 7 nên hạn chế sử dụng.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh