[Chi tiết] Kho ngoại quan là gì? Tổng hợp những điều cần biết
Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, việc hàng hóa được lưu tại các kho ngoại quan trước khi được chuyển đi xuất khẩu dường như đã quá quen thuộc với các doanh nghiệp. Vậy kho ngoại quan là gì và vai trò của nó đối với quá trình xuất nhập khẩu được quy định ra sao?
Vài nét về kho ngoại quan
Theo quy định, khu vực dùng cho việc lưu kho, lưu trữ hàng hóa trong khi làm thủ tục hải quan trước khi xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam được gọi chung là kho ngoại quan.
Khu vực này được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam và được ngăn cách với khu vực bên ngoài để đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa được đầy đủ và an toàn.
Về địa điểm thành lập, kho ngoại quan chỉ được phép thành lập tại các khu vực sau đây:
- Tại các tỉnh, thành phố có đầu mối giao thương hàng hóa với nước ngoài và có các điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa được diễn ra nhanh chóng.
- Tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao cũng như các khu chế xuất nói chung
Lưu ý rằng, để được phép lưu trữ hoặc vận tải ra vào kho ngoại quan, hàng hóa phải trải qua thủ tục hải quan nghiêm ngặt cũng như chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ cơ quan tại cục hải quan.
Ngoài ra, các kho ngoại quan còn cung cấp dịch vụ cho thuê pallet nhựa Hà Nội, giúp đáp ứng nhu cầu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa đa dạng của khách hàng.
Tại kho ngoại quan, một số dịch vụ được phép thực hiện gồm:
- Việc gia cố, đóng gói, phân loại cũng như bảo dưỡng các loại hàng hóa. Ngoài ra, việc sử dụng các thùng nhựa đựng đồ có bánh xe sẽ giúp cho việc di chuyển hàng hóa trong kho được dễ dàng và thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với những loại hàng hóa nặng hoặc cồng kềnh
- Thực hiện các thủ tục hải quan hoặc tiến hành lấy mẫu để phục vụ công tác quản lý
- Thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa tại kho
- Với các kho ngoại quan chuyên chứa các loại hóa chất và xăng dầu thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép pha chế và chuyển đổi chủng loại hàng hóa.
Quy định liên quan đến việc thuê kho ngoại quan
Về đối tượng được phép thuê kho sẽ bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước có kinh doanh xuất nhập khẩu và thuộc các thành phần kinh tế. Ngoài ra tổ chức hay cá nhân nước ngoài cũng được phép thuê kho nếu đáp ứng đủ các điều kiện thuê theo quy định.
Về hợp đồng thuê kho, đây là văn bản dựa trên sự thỏa thuận của chủ kho và chủ hàng. Trừ trường hợp chủ kho và chủ hàng là cùng một người thì hợp đồng sẽ được lập dựa trên ý chí của cá nhân nói trên.
Thời hạn thuê kho ngoại quan sẽ được quy định cụ thể tại hợp đồng. Lưu ý rằng thời hạn này không được phép vượt quá thời hạn hàng hóa gửi kho theo quy định.
Thủ tục nhận và xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan
Để hàng hóa được đưa từ các khu vực như nước ngoài, nội địa hay khu phi thuế quan vào khu ngoại quan thì chủ hàng phải tiến hành làm thủ tục nhập kho và kê khai thông tin hàng hóa tại chi cục Hải quan trực tiếp quản lý kho.
Thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa được đưa ra khỏi kho ngoại quan sẽ là thời điểm nhập khẩu hàng hóa thực tế. Riêng hàng hóa thuộc diện phải tái xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ không được phép nhập khẩu trở lại tại thị trường Việt Nam.
Khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan, chủ hàng có thể yêu cầu đóng hàng hóa vào thùng nhựa để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc vận chuyển. Chi cục Hải quan sẽ kiểm tra và giám sát việc đóng hàng hóa vào thùng nhựa theo quy định.
Thủ tục hải quan được xem là thủ tục bắt buộc với các hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho hoặc từ kho đến của xuất khẩu hay hàng từ khu vực trong nước hay còn gọi là nội địa đến kho ngoại quan.
Thủ tục trên sẽ được giám sát nghiêm ngặt bởi hải quan và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bộ trưởng bộ tài chính trong việc kiểm tra hàng cũng như xử lý các loại hàng hóa tồn đọng.
Quy định về giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
Như đã đề cập, tất cả hàng hóa được nhập vào kho phải được diễn ra dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Theo đó, cơ quan này sẽ dựa trên chủng loại hàng hóa và tình hình hoạt động của kho để đưa ra biện pháp giám sát phù hợp và áp dụng.
Việc thực hiện các dịch vụ như gia cố, đóng gói bao bì, đóng ghép hàng hóa….phải được thể hiện trong văn bản thông báo. Sau khi đã có văn bản trên, chủ hàng mới được phép trình cho chi cục hải quan theo dõi và giám sát theo quy định.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.