Đăng bởi: Phạm Hoa Ngày: 26/04/2024

AFS là phí gì? Tất tần tật thông tin liên quan đến phí AFS

Phí AFS đã không còn quá xa lạ với những ai thường xuyên xuất hàng qua Trung Quốc. Vậy khái niệm AFS là phí gì? Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi này, cũng như tìm hiểu các thông tin liên quan đến phí AFS nhé.

Khái niệm AFS là phí gì?

Phí AFS chính là viết tắt của cụm từ tiếng anh Advance Filing Surcharge. Phí này được hiểu là phụ phí khai báo trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu hoặc là phương tiện chuyên chở. Loại phí AFS này áp dụng với mọi loại hàng hóa được nhập vào sân bay hoặc là cảng tại Trung Quốc. Và phí AFS cũng chỉ được áp dụng với những loại hàng hóa xuất đi Trung Quốc.

Khi hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc, hải quan tại Trung sẽ yêu cầu hãng tàu phải thực hiện công việc là khai báo trước (khai AFS) để khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu. Để làm được điều này thì cần đến phụ phí AFS. Đặc biệt là việc khai báo này phải được thực hiện trước 24h tính từ khi tàu chạy.

Khi thực hiện khai báo AFS, các thông tin cần phải khai báo về lô hàng xuất khẩu gồm có là: Thông tin người mua, thông tin người bán, thông tin hàng hóa, khối lượng hàng,…

Phí AFS có mức thu là bao nhiêu?

Phí AFS sẽ phụ thuộc vào mỗi công ty vận chuyển khác nhau

Thường mỗi lô hàng sẽ có mức thu phí AFS là $30 – $40. Cụ thể phí AFS như nào còn phụ thuộc rất nhiều vào mỗi công ty vận chuyển khác nhau. Hơn nữa, loại phí AFS này chỉ được tính theo từng lô hàng chứ không được tính cho mỗi container.

Chính bởi vậy trong trường hợp hàng hóa của bạn chỉ còn một container, phí AFS này vẫn được tính cho mỗi lô hàng. Chúng ta có thể hiểu phí AFS đối với hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gần tương tự như là phí AMS hoặc AFR áp dụng cho Hoa Kỳ hoặc các nước Châu Âu.

Chính vì thế, nếu FWD có thể báo cáo thông tin như phí AMS ở trong hầu hết các trường hợp mà thông tin khoản phí AFS sẽ không xuất hiện trên hóa đơn thương mại nhưng bạn lại có thể hiểu rằng đó là khoản phí này. Bên cạnh đó, hãng vận chuyển cũng có thể cộng phí AFS vào các khoản phí bổ sung khác, cũng có thể là phí đường biển.

Ai sẽ là người thu phí AFS?

Người thực hiện thu phí AFS sẽ là các hãng tàu có dịch vụ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc

Người thực hiện thu phí AFS sẽ là các hãng tàu có dịch vụ vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc. Còn người bị thu phí AFS chính là forwarder hoặc chủ hàng. Ai bị thu phí AFS sẽ phụ thuộc vào việc chủ hàng thuê tàu qua các forwarder hoặc là chủ hàng trực tiếp làm việc với hãng tàu.

Đây chính là vấn đề mà bạn cần phải g người thì lô hàng mới có thể chắc chắn xuất khẩu thành công. Hơn nữa, việc hiểu rõ phí AFS thì bạn cũng sẽ tránh được những rủi ro không đáng có.

Trên thực tế, người thực hiện thu phí AFS sẽ được chia thành 2 nhóm như sau:

  • Các forwarder: Nếu bạn là chủ hàng, muốn thực hiện xuất khẩu nhưng book hàng qua các forwarder thì đây chính là một loại phí AFS địa phương. Sau khi thực hiện thu phí xong, các forwarder sẽ đóng cho người quản lý cuối tại hãng tàu vận chuyển.
  • Nhóm còn lại chính là những hãng tàu vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính các hãng tàu này mới đúng là đơn vị cuối cùng nhận phí AFS. Do đó, nếu bạn thực hiện book hàng trực tiếp với các hãng tàu thì cần đóng luôn phí AFS cho hãng đó.

Các phụ phí khác có liên quan

Sau khi đã hiểu AFS là phí gì? Còn có rất nhiều thắc mắc khác như: “EBS là phí gì“, “phí THC là gì”, “phí D/O”… Cùng chúng tôi tìm hiểu các phụ phí liên quan dưới đây.

Phí THC

Loại phí THC này được đánh giá là vô cùng quan trọng, cũng gần như phí AFS. Chính vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản phí THC này chính là loại phí để xếp dỡ hàng hóa ở tại cảng. Phí THC được tính trên mỗi container, để có thể bù đắp cho những hoạt động liên quan đến hàng hóa ở tại cảng.

Ví dụ như là dỡ hàng, thu gom container để thực hiện vận chuyển bằng tàu biển,… Trên thực tế, cước THC được thu bởi các đơn vị vận tải trong cảng. Và hãng tàu cũng vẫn tiếp tục thu phí của những chủ hàng nếu có nhu cầu xuất khẩu.

Phí D/O

Phí D/O chính là viết tắt của từ tiếng anh “Delivery Order fee”. Đây chính là khoản phụ phí của vận chuyển container, nó được hiểu là “phí lệnh giao hàng”. Chính xác hơn là khoản phí này chỉ được áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu đến bến cảng.

Khi nhập hàng, người nhận hàng sẽ nhận được điều lệnh giao hàng của người vận chuyển hoặc là hãng tàu. Sau đó xuất trình lệnh giao hàng, cũng như tiến hành các thủ tục để lấy hàng.

AFR ( Advance Filing Rules)

AFR là một loại phí khai Manifest điện tử cho hàng hóa muốn nhập cảnh vào Nhật Bản.

ENS (Nhập khai báo tóm tắt)

ENS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Entry Summary Declaration. Đây là một loại phí khai Manifest tại cảng để các lô hàng thực hiện vận chuyển đến Châu Âu (EU). Phụ phí này đáp ứng cho việc khai báo sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu, để có thể đảm bảo an ninh của khu vực.

AMS (Automatic Manifest System)

AMS là một loại phí khai báo hải quan tự động của nước nhập khẩu (thường là Hoa kỳ, Trung Quốc, Canada). Loại phí này là khai báo các thông tin chi tiết hàng hóa trước khi mà nó được xếp lên tàu để có thể chở đến Mỹ.

Phí ANB

Bản chất của phí ANB cũng gần tương tự như là phụ phí AMS hoặc AFS. Nhưng phí ANB sẽ được phát sinh khi mà có hàng hóa nhập khẩu đến khu vực các nước Châu Á.

Thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu AFS là phí gì chưa nhỉ? Rất mong với những kiến thức chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn hiểu và áp dụng phí AFS thật chuẩn xác.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh