Nhựa PTFE là gì? 3 Ứng Dụng Của Nhựa PTFE Mà Bạn Chưa Biết
Để đáp ứng tốt về các yêu cầu kỹ thuật và đời sống, có nhiều loại vật liệu nhựa ra đời hơn. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhựa ptfe đang được ứng dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày. Hôm nay, hãy cùng Nhựa Phát Thành tìm hiểu nhựa PTFE là gì, ứng dụng và những đặc tính nổi bật của nó nhé!
Tìm Hiểu Chung Về Nhựa PTFE
#1. Nhựa PTFE là gì?
Đầu năm 1983, loại vật nhựa PTFE được phát hiện bởi nhà hóa học người Mỹ có tên Roy Plunkett. Theo đó, ông phát hiện ra từ một thùng chất làm lạnh tetrafluoroethylene có thể trùng hợp thành một loại bột trắng. Từ loại bột trắng này tiếp tục tạo thành loại nhựa PTFE như ngày nay.
Ngày nay, nhựa PTFE được sử dụng rộng rãi hơn. Nó có tên tiếng anh đầy đủ là Polytetrafluoroetylen hoặc cũng được gọi theo tên gọi khác là Teflon. Nhựa PTFE là một fluoropolymer có màu trắng ngà, tính chất dẻo và rất linh hoạt. Như cách phát hiện ban đầu, loại nhựa này được tạo ra bởi phản ứng trùng hợp gốc tự do của nhiều phân tử tetrafluoroethene với nhau.
Thông qua sản xuất, PTFE có dạng que hoặc ống với nhiều kích thước khác nhau. Để làm nên các sản phẩm tốt nhất, người ta cũng có thể thêm các chất phụ gia để tăng khả năng chống mài mòn và độ bền.
#2. Ưu điểm nhựa ptfe là gì?
PTFE là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày bởi có nhiều ưu điểm nổi bật. Đầu tiên, phải kể đến loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt cực tốt, kể cả khi ma sát lớn hay chống lại sự nóng chảy. Khả năng chống cháy cũng rất tốt. Ngoài ra, nó cũng không dễ dàng gây phản ứng với các chất hóa học hay bị bám dính.
- Khả năng biến đổi dưới tác động của nước đun sôi thấp, chịu được nhiệt trong khoảng nhiệt độ từ -190°C đến 300°C, sẽ không bị biến dạng
- Khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 326°C khi thử nghiệm
- Phân huỷ chậm
- Cách điện tốt, không bị ảnh hưởng của điện từ trường
- So với nhựa PVC kỹ thuật thì nhựa PTFE có khả năng chịu thời tiết tốt hơn
- Có kết cấu tốt nhất trong các loại nhựa kỹ thuật
#3. Nhược điểm nhựa ptfe là gì?
Ngoài những ưu điểm vượt trội kể trên, thì nhựa PTFE cũng có một số nhược điểm nhất định. Đó là nhựa PTFE thường có kích thước nhỏ (ở dạng tấm) chỉ 1 mét vuông. Vì vậy, cũng khá khó khăn trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, loại nhựa này cũng có giá thành khá cao trên thị trường. So với các loại nhựa khác như POM hay nhựa PP thì cũng có giá cao hơn cả.
#4. Cấu tạo của nhựa PTFE là gì?
Nhựa PTFE có cấu tạo gồm nhiều phân tử tetrafluoroethene ghép lại với nhau. Về chất Tetrafluoroethylene ( C2F4 ) đây là một loại khí không màu, không mùi. Người ta thông qua đun nóng chlorodifluoromethane (CHClF2) để tạo thành ở nhiệt độ 600 đến 700°C. Để tạo nên Chlorodifluoromethane, người ta cho phản ứng hydro florua (HF) với chloroform (CHCl3).
Các phân tử đơn, nhỏ Tetrafluoroethylene được ngâm trong nước, sau đó được trùng hợp gốc tự do ban đầu dưới áp suất cao để tạo thành. Các chuỗi cacbon nguyên tử liên kết với hai nguyên tử flo thì sẽ tạo được các polymer. Sỡ dĩ các nguyên tử flo bao quanh chuỗi carbon bởi nó sẽ tạo ra một lớp vỏ bảo vệ. Từ đó có thể tạo ra một phân tử trơ về mặt hóa học, tiến hành liên kết carbon-flo để tạo nguồn liên kết mạnh.
Đặc tính của các Polyme trơ với hầu hết các hóa chất và không nóng chảy dưới 327°C. Hệ số ma sát của nhựa PTFE thấp nhất trong các loại chất rắn.
4 Loại Nhựa PTFE Được Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay
Nhựa PTFE được ứng dụng rất nhiều trên thị trường. Loại nhựa này được phân loại thành 4 dạng bao gồm nhựa PTFE dạng tấm, dạng cây, dạng ống và dạng phim. Những loại này được sử dụng phổ biến trong đời sống ngày nay. Ngoài ra, nó còn một số loại chỉ dành cho các ứng dụng trong các lĩnh vực đặc biệt như hàng không vũ trụ hay công nghiệp sản xuất.
#1. Nhựa PTFE dạng tấm
Đây là một loại nhựa polyme có khả năng chống hóa chất. Bề mặt nhựa cũng có độ ma sát cực thấp, không bám dính bề mặt với bất cứ loại vật liệu nào.
Nhựa PTFE dạng tấm thường có màu trắng sữa với nhiều kích thước khác nhau. Phổ biến với kích thước 1mx1m và 1mx10m, độ dày từ 5mm đến 40mm.
Ưu điểm của nhựa PTFE dạng tấm thường có độ bền cao, không dẫn điện. Khả năng bắt cháy và bị mài mòn cũng rất thấp. Ngoài ra, nó cũng không bị thấm nước, giúp bề mặt luôn láng mịn. Vì vậy khi vệ sinh bề mặt nhựa PTFE cũng dễ dàng hơn.
#2. Nhựa PTFE dạng cây
Nhựa PTFE dạng cây cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Loại nhựa này có độ ổn định nhiệt tốt, nhiệt độ làm việc thường trong khoảng +260 độ C đến -260 độ C. Nhựa cây PTFE thường có dạng dài với độ mềm dẻo cao. Trọng lượng của nó cũng khá nặng, vì vậy cũng gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Ưu điểm của loại nhựa này thường có tính cách điện tốt, không bị ẩm mốc. Đặc biệt là khả năng kháng được các loại hóa chất, axit và tia cực tím rất tốt.
#3. Nhựa PTFE dạng ống
Nhựa PTFE dạng ống có cấu trúc khá giống với dạng cây, hình dáng cũng có trụ tròn dài. Chỉ khác ở dạng cây, nhựa ống PTFE có độ thông suốt ở giữa nên độ cứng không bằng dạng cây.
Với cấu trúc bên trong rỗng nên ống PTFE thường được sử dụng làm các thiết bị y tế, dụng cụ cách điện, bộ lọc hiệu suất cao,…
#4. Nhựa PTFE dạng phim
Nhựa phim PTFE có đặc tính mỏng, nhẹ và trơn láng. Vì vậy, loại nhựa này rất dễ dàng cuộn lại giống như các loại màng nhựa thông thường. Ngoài ra, nhựa phim PTFE cũng có đặc tính cách điện, chống thấm rất tốt. Hiện nay, nó được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Một số loại máy cảm biến hay phát điện, động cơ, máy đo liều lượng và các bộ lọc không khí ở nhiệt độ cao đều được làm từ loại nhựa này.
3 Ứng Dụng Của Nhựa PTFE Mà Bạn Chưa Biết
Nhựa PTFE được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến như:
- Trong sản xuất, nhựa PTFE dùng làm ống lót, ổ trục, bánh răng. Ngoài ra còn dùng cho các bộ phận máy không cần chất bôi trơn.
- Ứng dụng quan trọng dùng để làm vật liệu cách điện
- Dùng sản xuất đồ dùng bếp như dụng cụ nấu ăn không dùng nhiều dầu mỡ (nồi chiên không dầu)
- Dùng làm dây nối (dây cắm, cáp đồng trục) trong các ứng dụng hàng không vũ trụ và máy tính
- Trong sản xuất, đóng gói thực phẩm,
- Trong công nghiệp, dùng làm ống dẫn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và axit.
- Trong công nghiệp hóa học, dùng làm vật liệu để hàn kín.
Ứng dụng cụ thể trong một số ngành công nghiệp như:
#1. Công nghiệp hóa dầu, hóa học
Nhựa PTFE được ứng dụng rất cao trong ngành hóa học bởi có tính chống lại axit và các chất hóa học rất tốt. Theo đó, nó được dùng để làm các loại vật liệu như: miếng lót đệm tàu, ống nhúng, các thành phần để khoan…
#2. Công nghiệp thực phẩm
Hiện nay nhựa PTFE được cho phép sử dụng để sản xuất các loại hộp, bao bì đóng chai dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Ưu điểm của vật liệu này có tính trơ và kháng khuẩn rất tốt, bề mặt trơn mịn nên không gây độc hại đối với nguồn thực phẩm chứa bên trong.
#3. Công nghiệp bán dẫn
Với phạm vi hoạt động trong khoảng nhiệt độ 350 – 550 độ Fahrenheit, nên có độ tinh khiết theo tiêu chuẩn cực cao. Trong công nghiệp bán dẫn, nó thường được dùng để chế tạo các loại linh kiện điện tử, thiết bị đóng gói máy thạch anh…
2 Câu Hỏi Thường Gặp
#1. Nhựa PTFE có độc không?
Nhựa PTFE có độc không đang là băn khoăn của rất nhiều người. Đối với nhựa PTFE ở dạng thông thường không hề gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có khả năng trở nên nguy hiểm khi được làm nóng trên 400°C. Lúc này nó sẽ phát thải khí độc rất nguy hiểm. Trong các nghiên cứu về độ độc hại của nhựa PTFE thì người ta đã chứng minh được rằng các hạt bụi hoặc mảnh vụn của PTFE khi tiếp xúc với nhiệt độ cực cao sẽ rất nguy hiểm. Vì thế, các bạn nên tránh hít phải khói khi đốt nhựa Teflon (PTFE).
#2. Nhựa PTFE có đắt không?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thu mua và bán các loại nhựa PTFE. Loại nhựa này cũng có tính ứng dụng rất cao nên khả năng sử dụng cũng rất nhiều. Vì vậy, vấn đề giá cả đang được rất nhiều người quan tâm. Giá thành của loại vật liệu này thường đắt hơn so với một số loại vật liệu khác. Tuy nhiên, nếu các bạn tìm mua được ở các cơ sở uy tín thì sẽ được hưởng mức giá tốt nhất.
Nhựa PTFE sẽ được tính theo đơn giá trên mỗi tấm và độ dày mỗi tấm khác nhau. Thông thường kích thước tấm 1m x 1m với các độ dày khác nhau sẽ có giá dao động từ trên 4 triệu đến trên 20 triệu đồng. Độ dày lần lượt là 5mm, 10mm, 12mm, 15mm, 20mm, 25mm, 30mm. Để biết được giá chính xác, các bạn hãy liên hệ với các cơ sở cung cấp vật liệu nhựa uy tín trên thị trường. Tránh trường hợp qua trung gian sẽ bị tính phí cao hơn.
Trên đây là các thông tin quan trọng giúp các bạn giải đáp thắc mắc nhựa ptfe là gì? Có thể thấy loại vật liệu này đang có đặc tính và ứng dụng rất cao trên thị trường. Các bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.