Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 27/06/2022

Cách xếp loại nguy hiểm của hóa chất theo quy định

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sản xuất hàng hoá nhưng các loại hóa chất vẫn tồn tại nhiều mối nguy hiểm. Chính vì thế mà có quy định xếp loại nguy hiểm của hóa chất để người sử dụng dễ dàng nhận biết và có phương án xử lý, sử dụng phù hợp. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về thông tin liên quan bạn nhé.

Ảnh 1: Xếp loại mức độ nguy hiểm của hóa chất mà bạn cần biết

Hoá chất nguy hiểm là gì?

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu hóa chất nguy hiểm là gì. Đấy là các loại hóa chất sở hữu tính chất độc hại, có thể gây ra nổ, cháy, tính ăn mòn cao. Khi các chất này tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người, các tài sản, môi trường thì khả năng gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sức khoẻ con người, môi trường là rất cao.

Các hoá chất gây nguy hiểm thường được liệt kê là sở hữu các đặc tính: dễ nổ, có tính ăn mòn oxy hóa mạnh, dễ cháy, gây kích ứng đối với con người, gây biến đổi gen, gây ung thư, tích lũy sinh học, gây ra ô nhiễm hữu cơ rất khó phân hủy, gây độc cấp tính và mãn tính, gây ảnh hưởng độc hại tới môi trường.

Hoá chất, đặc biệt các loại hóa chất độc và hóa chất nguy hiểm có khả năng gây tác động mạnh mẽ tới môi trường, trực tiếp phá huỷ và gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Vì thế mà hệ thống hài hoà toàn cầu đã đưa ra quy định xếp loại nguy hiểm của hóa chất và dán nhãn đặc trưng cho các loại hoá chất này.

Biểu trưng xếp loại nguy hiểm của hóa chất

Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất đã đưa ra các quy định biểu trưng hóa chất nguy hiểm. Đối với các loại hoá chất được xếp loại nguy hiểm của hóa chất thì sẽ được gắn nhãn biểu trưng phù hợp. Dựa vào hình ảnh này, người sử dụng có thể hiểu được mức độ nguy hiểm, các khuyến cáo, quy định liên quan đến hoạt động sử dụng hoá chất này để hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm của hóa chất đối với người dùng, môi trường.

Các biểu trưng, xếp loại nguy hiểm của hóa chất được chia làm 4 loại là: tính chất vật lý, mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe con người, mức độ nguy hiểm cho môi trường và mức độ nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

Các quy định về ghi nhãn hóa chất sao cho đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng được đưa ra. Điều này tạo thành quy chuẩn riêng, thực hiện đồng bộ giúp cho người sử dụng được bảo vệ tốt nhất. Không thể phủ nhận được vai trò của hóa chất trong hoạt động sản xuất tạo nên các sản phẩm cho con người, nhưng cần tuân thủ và có hiểu biết để đảm bảo sự sống con người, an toàn về môi trường.

Cụ thể các thông tin trong quy định:

  • Chất dễ gây cháy nổ: là hơi khí gas và hơi có khả năng tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và khả năng bắt cháy nhanh khi tiếp xúc với các nguồn lửa như xăng. Biện pháp bảo vệ với các loại hoá chất này cụ thể là cách ly nguồn lửa, tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, đảm bảo kho chứa thông thoáng
  • Chất có khả năng ăn mòn cao: là các chất có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng khi tiếp xúc với cơ thể con người, ăn mòn da, mắt… Các biện pháp sử dụng bảo vệ phù hợp là luôn trang bị độ bảo hộ cá nhân đầy đủ khi sử dụng, nghiêm cấm người không phận sự vào khu vực chứa và có biện pháp thay thế phù hợp.
  • Chất có độc tính cao: là các chất có chứa mercure, muối cyanic. Biện pháp bảo vệ:  tuân thủ quy định về kho chứa, nội quy khi sử dụng hóa chất, hạn chế tối đa việc sử dụng hoá chất này
  • Chất có khả năng nguy hại với môi trường cao cần có biện pháp xử lý về sau thích hợp, có biện pháp thay thế phù hợp.
  • Chất gây cháy: là các chất có khả năng duy trì sự cháy mà không cần khí oxy. Ví dụ: nitrate de potassium, peroxyde d’hydrogène (> 60 %).
  • Chất gây nổ: là cách chất mà khi có sự va chạm, ma sát, tiếp xúc lửa hoặc các nguồn cháy khác dễ tạo ra vụ nổ lớn. Ví dụ: nitrate de cellulose, acide picrique. Biện pháp bảo vệ cần áp dụng: cách ly nguồn nhiệt, tia lửa, bảo quản ở kho chứa riêng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn

Thông tin xếp loại nguy hiểm của hóa chất, chi tiết về biểu trưng cho các loại này giúp bạn có thêm thông tin hữu ích. Không chỉ là đơn vị hoạt động sản xuất cần sử dụng hoá chất mà người sử dụng thông thường cũng nên trang bị thêm kiến thức này. Ngoài ra truy cập website của Nhựa Thành Phát để cập nhật thêm kiến thức hữu ích, bảo vệ bản thân trước nguy cơ ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh