Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 28/03/2021

Van bướm là gì? Một số lưu ý khi lựa chọn van phù hợp

Có thể bạn đã quá quen thuộc với các dòng van bướm với tính ứng dụng của nó trong thực tiễn. Tuy nhiên bạn lại chưa biết cấu tạo chi tiết và cách lựa chọn van bướm thế nào phù hợp nhất. Vì thế hãy cùng Tuấn Hưng Phát tìm hiểu van bướm là gì? Những đặc điểm nổi bật của sản phẩm khác với dòng van khác như thế nào?

Định nghĩa về van bướm là gì?

Van bướm là một thiết bị được lắp trực tiếp trên đường ống của hệ thống được dùng để thực hiện nhiệm vụ đóng mở. Hoặc làm nhiệm vụ điều tiết lưu chất bên trong đường ống bằng cách xoay cánh van 1 góc 90 độ quanh trục của nó. Là dòng van bướm có khả năng đóng mở nhanh nên có thể tham gia vào nhiệm vụ điều tiết lưu chất linh hoạt nhất. Bạn có thể mở đường ống 100%, 60% hoặc 45%. Từ đó giúp bạn có thể điều chỉnh lượng lưu chất đi qua van theo tính toán chung của mình.
Van bướm là một trong những dòng van thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, thiết bị mang đến cho người dùng sự tiện lợi, đa chủng loại, sự đa dạng khi lựa chọn. Đặc biệt hơn là đây là sản phẩm có giá thành rẻ, chi phí đầu tư thấp.

Cấu tạo chính của van bướm gồm những gì?

Để hiểu được chi tiết sản phẩm, bạn cần hiểu sâu hơn về van bướm để tạo thuận lợi cho việc chọn mua van bướm và kiểm soát vận hành van.
  • Thân van bướm: Là bộ phận quan trọng nhất được làm từ gang, thép, inox, nhựa, là một bộ phận quyết định đến độ bền của sản phẩm trong quá trình vận hành. Tùy thuộc vào các môi trường làm việc khác nhau mà người dùng có thể chọn loại chất liệu cho phù hợp.
  • Đĩa van: Được gọi với tên khác là cánh van là một chi tiết quan trọng trong van bướm. Loại này được cấu tạo chính từ các nguyên liệu như gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa… Đĩa van được kết nối trực tiếp với trục van và được cố định vị trí với trục van khi xoay.
  • Trục van: Là bộ phận làm nhiệm vụ giữ cho cánh van bướm quay được theo các góc khác nhau. Vì thế nó cần phải có độ chịu lực lớn, có độ cứng cao, chống ăn mòn tốt nhất. Thông thường trục van bướm nằm ở giữa cánh van xuyên qua tâm của cánh van theo chiều dọc. Phần trục này được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là thép và inox.
  • Vòng làm kín: Bộ phận này giúp van được đóng kín 100% khi ở trạng thái đóng hoàn toàn. Nhờ thế giúp lưu chất trong đường ống không đi qua được.
  • Mặt bích trên cổ van: Là phần van được đúc trực tiếp trên thân van và có các chi tiết để kết nối như tay gạt, tay quay, vô lăng, bộ điều khiển…
  • Bộ điều khiển van: Đây là bộ phận cho chúng ta biết được cánh van sẽ hoạt động dựa vào cơ cấu truyền động nào đó của van. Đó là bộ phận tay gạt, tay kẹp, tay quay, vô lăng đối với các dòng van điều khiển tay. Còn với dòng van hoạt động bằng bộ điện động thì chỉ cần bộ điều khiển tự động bằng điện, hoặc bộ truyền động khí nén.

Hướng dẫn chọn van bướm phù hợp nhất, tốt nhất

Để chọn được van bướm phù hợp với nhu cầu sử dụng và có chất lượng tốt với môi trường làm việc chung của bạn. Đặc biệt nếu chọn đúng van sẽ không gây ra sự thất thoát tài chính, vậy nên bạn cần lưu ý một số điểm sau:
  • Lưu ý đến môi trường sử dụng van bướm là gì? Với các dòng lưu chất là nước sạch hay khí nén chỉ cần các dòng van chất liệu gang để tiết kiệm chi phí, mà vẫn đảm bảo được khả năng vận hành. Còn với lưu chất là nước thải cần chọn van là gang cánh inox 304 chống ăn mòn. Với dòng lưu chất là hóa chất ăn mòn thì cần chọn van nhựa, van inox 316 để nâng cao khả năng làm việc cũng như chống ăn mòn.
  • Kích thước van bướm: Trước khi chọn mua bạn cần lưu ý đến kích thước các dòng van bướm để đảm bảo phù hợp với hệ thống chung của bạn. Để chọn đúng sản phẩm có kích thước phù hợp bạn nên quan tâm đến đường kính ống trong hệ thống bao nhiêu, sau đó tham khảo kích thước quy đổi để chọn van cho phù hợp. Hơn nữa, van bướm không được sản xuất các kích cỡ nhỏ dưới DN40 như van bi, van cổng,… Vì vậy, Bạn hãy lưu ý để lựa chọn sản phẩm van phù hợp nhé.
  • Lưu ý về kiểu kết nối. Van bướm chỉ được sản xuất các kích cỡ lớn từ DN40 trở lên và có hai tùy chọn kết nối là wafer và mặt bích. Kết nối wafer – dạng kẹp đa tiêu chuẩn có thể phù hợp với hầu hết tiêu chuẩn kết nối. Nếu Bạn lựa chọn van bướm mặt bích thì hãy lưu ý về tiêu chuẩn kết nối là DIN, JIS, BS,… nhé.
  • Chọn van bướm theo thương hiệu nhà sản xuất: Thương hiệu van bướm rất quan trọng, nó thể hiện sự uy tín, chất lượng của sản phẩm khi vận hành. Chính vì thế bạn nên ưu tiên chọn các thương hiệu phổ biến, có tính thông dụng trên thị trường để đảm bảo an toàn nhất. Hơn nữa bạn cũng nên chọn các loại van tốt của các nhà sản xuất như Nhật Bản, Hàn Quốc, sau đó là Đài Loan, Trung Quốc…
  • Cuối cùng là kiểm tra điều kiện làm việc của van. Ưu tiên tính toán đến các thông số về môi trường làm việc, nhiệt độ, áp lực làm việc của hệ thống để chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Như chúng ta đã biết van bướm có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau và sử dụng phù hợp cho mỗi hệ thống, thiết bị khác nhau. Chính vì thế nếu bạn muốn chọn đúng dòng van bướm phù hợp hãy liên hệ ngay Tuấn Hưng Phát để được tư vấn trực tiếp nhé.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh