Rác hữu cơ, rác vô cơ và cách phân loại rác đúng cách
Rác vô cơ và rác hữu cơ (ta gọi chung là rác thải) được sinh ra mỗi ngày trong sinh hoạt của con người. Với tốc độ phát triển như xã hội hiện nay, rác thải càng ngày được thải ra nhiều hơn đồng nghĩa với đó là ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Vì thế phân loại rác thải ngay từ nguồn là công việc thật sự cần thiết, cấp bách để có thể xử lý rác thải được tốt hơn.
Rác hữu cơ là gì?
Thực ra, rác hữu cơ (tên tiếng Anh – organic rubbish) là sản phẩm được tạo nên bởi nhiều hoạt động của con người ví dụ như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, trong sinh hoạt hàng ngày …
Nguồn gốc chất thải hữu cơ bao gồm các thành phần hữu cơ bị thải bỏ như:
- Các phế thải từ nông nghiệp như rơm rạ, hoặc lá, thân, cành cây mà đã không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị sử dụng.
- Các loại rác thải có nguồn gốc là nguyên liệu công nghiệp như bã mía, vỏ lạc, hoặc vỏ cà phê…
- Phế thải từ các làng nghề chế biến tinh bột
- Phế liệu như giấy, sợi từ nhà máy sợi, nhà máy giấy
- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn dư thừa như trái cây, rau xanh, thịt, cá, củ quả…
- Phế thải bị thải ra trong quá trình sinh hoạt và sản xuất ngành may mặc như sợi bông, vải…
Đối với các loại rác thải này, cách xử lý tốt nhất là chúng ta nên cho vào túi riêng sau đó đem ra giao cho các công ty thu dọn rác hoặc bạn cũng có thể dùng dán nhãn “rác hữu cơ” vào túi, thùng nhựa ủ rác hữu cơ để nhân viên môi trường phân biệt. Tiếp đó, rác hữu cơ sẽ được đem đi chế tạo để tạo ra phân bón hoặc chúng sẽ được vận chuyển đến những làng nghề để tái chế thành các sản phẩm mới.
Rác vô cơ là gì?
Rác vô cơ là tên gọi chung để gọi những loại rác không thể sử dụng cũng như tái chế lại được.
Việc duy nhất mà bạn có thể làm để xử lý rác thải vô cơ này là mang đến các khu vực riêng hoặc để vào xe chở rác thùng rời chuyên dụng dùng để chôn lấp rác thải. Một số loại rác thải vô cơ phổ biến nhất hiện nay như gạch vỡ, đá, sành sứ, gỗ, bao bì, túi ni lông…
Đặc biệt, loại rác thải này sẽ tồn tại trong một thời gian rất lâu mới dần dần bị phân hủy. Chắc bạn cũng đã từng nghe hay biết về thời gian phân hủy các vật dụng làm từ nhựa nilon rất lâu, con số về thời gian thực tế đảm bảo sẽ khiến bạn giật mình. Bởi chúng phải mất đến từ 400 – 600 năm sau khi bị chôn dưới lòng đất mới có thể phân hủy toàn bộ.
Nhận thấy được các ảnh hưởng tiêu cực mà rác thải vô cơ đem đến cho môi trường sống, chúng ta đã và đang cố gắng sản xuất ra những sản phẩm thay thế để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày với nỗ lực giảm thiểu rác thải vô cơ tối đa như túi tự phân hủy, hay túi giấy, ống hút bằng mía, cỏ, ống hút tre, ly giấy…
Vì vậy, để có thể góp phần bảo vệ môi trường, các bạn nên hạn chế thậm chí không sử dụng vật dụng được làm bằng nilon. Nếu sử dụng thì chúng ta cần cố gắng tái sử dụng chúng càng nhiều lần càng tốt.
Phân loại rác thải đúng cách
Phân loại rác thải là một việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tách rác thành từng loại khác nhau. Vậy Chúng ta phân loại rác như thế nào là đúng cách?
- Đối với rác thải vô cơ ví dụ như vỏ hộp sữa cũ chúng có khả năng tái chế rất cao nếu được đổ vào thùng rác công nghiệp 240l hoặc đưa đến những khu vực chuyên xử lý.
- Đối với Pin, các bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức vì trong mỗi viên pin có chứa 1 hàm lượng thủy ngân đủ để làm ô nhiễm 500 lít nước, mà bạn hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về nơi chuyên thu gom và xử lý chúng.
- Trong khi đó, những rác thải vô cơ khác không thể tái sử dụng lại như các mảnh sành sứ, mảnh kim loại… thì bạn có thể cho vào một chiếc bao riêng biệt để tiễn chúng ra bãi rác. Tuy nhiên, bên cạnh việc xử lý phần rác thải này, thì mỗi người tốt nhất nên giảm thiểu mức sử dụng của bản thân mình nhằm giảm bớt lượng rác thải.
- Đối với rác thải hữu cơ là những thực phẩm hằng ngày còn dư lại, ta hãy phân ra 2 loại chính là các loại rau củ quả thừa và thịt, cá thừa.
- Đối với các loại rau củ quả thừa: Bạn có thể sử dụng để bón cho cây trồng tại nhà của bạn hoặc bạn hãy làm một chiếc hộp đựng phân hữu cơ…
- Đối với thịt cá thừa: Vì đây là dạng rác thải có nhiều chất dinh dưỡng nên bạn sẽ khó lòng tận dụng làm phân bón như rau củ. Việc phân hủy những loại thực phẩm này sẽ tạo nên mùi khó chịu nên thay vào đó các bạn hãy cân nhắc giảm lượng thịt cá tiêu thụ nhằm giảm bớt đi lượng tồn dư sau mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, mọi người có thể biến hóa hay sáng tạo những vật dụng cũ để trở thành những sản phẩm mang công dụng mới.
Phân loại ra những lọ thủy tinh để tận dụng làm đồ trồng cây, hay đựng nước đun sôi. Tương tự với những chai nước nhựa cũ để có thể sử dụng sáng tạo nên những bình hoa nhỏ xinh tô điểm thêm căn phòng của bạn. Chưa hết, đối với những loại quần áo cũ, chúng ta có thể tái chế thành các chiếc túi đi chợ “thời trang”. Hay với thùng bìa các tông cũ bạn cũng có thể sử dụng, tái chế làm hộp đựng đồ.
Việc phân loại rác không chỉ nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần làm giảm lượng rác thải ra môi trường, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, từ đó tăng lượng rác thải có thể tái chế. Ngoài ra, khi phân loại rác và có các biện pháp xử lý toàn diện sẽ giúp giảm thiểu các yếu tố gây bệnh và độc hại, nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người và sinh vật.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.