Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 21/10/2022

LC là gì? Quy trình thanh toán LC đầy đủ, chi tiết nhất

Với những ai quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, chắc chắn đã quá quen thuộc với quy trình thanh toán LC. Vậy LC trong xuất nhập khẩu là gì? Có các bước nào trong quy trình thanh toán LC. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về quy trình này trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu L/C là gì?

LC chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Letter or Credit, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thư tín dụng. Thư tín dụng này là được lập ra bởi ngân hàng đại diện của bên mua hàng, nghĩa là bên nhập khẩu. Theo đó thì bên nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền như đã thỏa thuận cho bên xuất khẩu. Điều này đã được bàn trước khi chuyển hàng, điều kiện là bên bán có đủ bộ chứng từ hợp lệ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì LC chính là thư cam kết của ngân hàng với việc thanh toán tiền cho bên xuất khẩu. Trong quá trình thanh toán LC, có sự góp mặt của người mua, người bán và cả ngân hàng.

Các bước trong quy trình thanh toán LC

Dưới đây là tổng hợp đầy đủ các bước trong quy trình thanh toán LC.

Bước 1

Hai bên nhập khẩu và xuất khẩu sẽ ký hợp đồng ngoại thương với nhau. Trong đó sẽ có quy định cần thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (LC).

Bước 2

Dựa vào hợp đồng ngoại thương hai bên đã ký, bên nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành. Và sau đó tiến hành ký quý (nếu có). Tùy theo mức độ uy tín của doanh nghiệp mà được ngân hàng đánh giá, có thể ký quỹ trên hoặc dưới 100%.

Trường hợp 1: Nếu ký quỹ 100% trị giá mở LC: Trường hợp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mới mở, nhận được đánh giá độ uy tín cao từ ngân hàng chưa cao Doanh nghiệp không có tài sản hay máy móc thế chấp tại ngân hàng, khi có ngân hàng sẽ yêu cầu ký quỹ 100% với giá trị mở LC.

Trường hợp 2: Ký quỹ dưới 100%: Đây thường áp dụng với các doanh nghiệp giao dịch với lần hàng tần suất nhiều. Họ đã tạo dựng được uy tín với ngân hàng, hoặc là có tài sản đảm bảo. Khi đó, ngân hàng sẽ đồng ý cho mở LC ký quỹ dưới 100%.

Hồ sơ mở LC cơ bản gồm có: Đơn yêu cầu mở LC (theo mẫu của ngân hàng – có 2 bản gốc), hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có – 2 bản gốc).

Bước 3

Ngân hàng phát hành tín dụng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ mở LC. Nếu thỏa mãn và hợp lệ sẽ phát hành thư tín dụng LC, thông qua ngân hàng thông báo cho bên xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 4

Ngân hàng thông báo (bên xuất khẩu) gửi chứng từ để thông báo cho người xuất khẩu. Nếu thư tín dụng được gửi bằng telex thì ngân hàng thông báo sẽ tiến hành để xác minh điện báo mở thư tín dụng và để kiểm tra mã. Sau đó chuyển bản chính đến tay cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản là “Nguyên căn bức điện thư tín dụng”. Nếu thư tín dụng được gửi đến bằng thư thì ngân hàng thông báo cũng sẽ kiểm tra chữ ký. Tiếp sau đó thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng và khi mà nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

Bước 5

Người xuất khẩu kiểm tra thật kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu được chấp nhận thì giao hàng cho người nhập khẩu (thông qua người vận tải). Đồng thời lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và giao gửi cho ngân hàng thông báo. Nếu người xuất khẩu không chấp nhận thì có thể yêu cầu người nhập khẩu điều chỉnh L/C. Mọi nội dung sửa đổi đều cần phải có xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới được coi là có hiệu lực. Văn bản sửa đổi cũng trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời thư tín dụng cũ và cũng không được hủy bỏ thư tín dụng cũ.

Bước 6

Ngân hàng thông báo gửi tiền hàng cho bên xuất khẩu khi đã nhận đủ chứng từ phù hợp với các quy định của L/C để nhận hàng.

Bước 7

Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ hợp lệ đến cho ngân hàng mở L/C.

Bước 8

Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra đến cho người nhập khẩu. Nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì ngân hàng mở L/C sẽ trả tiền hàng cho ngân hàng thông báo. Và sau đó tiếp tục gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người nhập khẩu. Còn nếu không phù hợp thì ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền, cũng như là gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

Bước 9

Người nhập khẩu nhận bộ chứng từ nhận hàng từ ngân hàng mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì sẽ thanh toán tiền hàng cho ngân hàng. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.

Bước 10

Người nhập khẩu xuất trình toàn bộ chứng từ cho người vận tải để nhận hàng.

Trên đây là toàn bộ các bước trong quy trình thanh toán LC chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng với các thông tin này, sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của bạn diễn ra thật suôn sẻ nhất.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh