Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 24/04/2024

Quy định về nhiệt độ bảo quản thực phẩm

Mỗi 1 loại thực phẩm sẽ có 1 nhiệt độ bảo quản riêng. Vì thế mà khi bảo quản không đúng thì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí là hư hỏng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Cũng chính vì lý do này mà chúng tôi xin chia sẻ về các quy định về nhiệt độ bảo quản thực phẩm để có thể giúp mọi người luôn có được 1 sản phẩm tươi ngon nhé.

Quy định về nhiệt độ bảo quản thực phẩm là gì?

Quy định về nhiệt độ bảo quản thực phẩm là các quy tắc và hướng dẫn về nhiệt độ cần thiết để có thể bảo quản thực phẩm một cách an toàn và đảm bảo chất lượng.

Mỗi thực phẩm thì sẽ có thời gian và nhiệt độ bảo quản khác nhau. Do đó, mà bạn cần phân loại thực phẩm cũng như là nắm rõ về nhiệt độ lý tưởng để bảo quản chúng. Chẳng hạn như đối với những sản phẩm như rau, củ, quả thì nhiệt độ bảo quản sẽ dao động từ 0°C đến 5°C. Với mức nhiệt độ này, thì thực phẩm có thể giữ được tối đa là 3 ngày và còn giữ nguyên được dưỡng chất.

So với nhiều loại sản phẩm khác, thì hải sản có nhiều đặc điểm khiến cho việc bảo quản thường sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy mà để giữ được chất lượng trong 1 thời gian dài, hải sản cần phải được bảo quản trong các môi trường về nhiệt độ, và độ ẩm,…Trong đó, nhiệt độ chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cũng như thời gian sử dụng của hải sản.

Quy định nhiệt độ bảo quản thực phẩm?

1. Bảo quản bằng tủ lạnh

  • Nhiệt độ tủ lạnh: Nhiệt độ của tủ lạnh phải đảm bảo tối thiểu là từ 4°C trở xuống đối với ngăn chứa thực phẩm và đối với ngăn đá là âm 17°C trở xuống.
  • Thời gian để bảo quản thực phẩm: Làm đông hoặc là làm lạnh các loại thực phẩm dễ hỏng trong vòng 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ là trên 32°C. Không nên ăn những loại thức ăn đã để ở trong tủ lạnh quá 4 ngày. Bánh pizza và thịt hoặc là thịt gia cầm nếu nấu chín có thể bảo quản tối đa được từ 3 đến 4 ngày, trong khi đó thì thịt ăn trưa và món salad trứng, cá ngừ hoặc là mì ống có thể bảo quản được trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày.

  • Đồ đựng: Bảo quản thực phẩm trong các đồ đựng nông, và vừa vặn nhất. Hộp đựng bằng thủy tinh có thể sẽ tiện lợi vì dễ dàng kiểm tra bên trong và khá thân thiện với môi trường hơn. Nếu như bảo quản thức ăn bằng hộp nhựa, thì cần kiểm tra để đảm bảo rằng chúng đã được dán nhãn không chứa BPA – 1 loại hóa chất được thêm vào trong những sản phẩm thương mại, bao gồm cả những vật dụng để đựng thực phẩm và những đồ vệ sinh cá nhân.

2. Bảo quản bằng tủ đông

Mỗi ngăn đông hay là ngăn mát của tủ đông đều sẽ có mức nhiệt riêng để phù hợp với nhu cầu. Khi mới mua tủ về thì hầu như các tủ đều được cài đặt sẵn theo mặc định của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhiệt độ đó vẫn có thể thay đổi được theo yêu cầu của từng hộ gia đình. Khi ở mức thấp thì nhiệt độ ở trong tủ ấm hơn và ngược lại. Nhưng không phải lúc nào thì cũng là mức cao nhất cũng sẽ tốt nhất, mà bạn cần phải lựa chọn được 1 nhiệt độ phù hợp.

– Nhiệt độ tủ đông ở ngăn đông là dưới 18 độ C: Ngăn đông chính là nơi bảo quản nhiều loại thực phẩm đông lạnh ở trong thời gian dài, nên chắc chắn rằng nhiệt độ luôn phải giữ ở mức dưới 0 độ C. Tuy nhiên, thì mức độ dưới -18 độ C là mức nhiệt độ tốt nhất để bảo quản các loại thực phẩm luôn tươi ngon. Ở nhiệt độ này, thì thực phẩm được đông lạnh hoàn toàn, và ngăn chặn được sự phát triển cũng như sự xâm nhập của vi khuẩn.

Những loại thực phẩm cần phải được bảo quản ngăn đông như:

  • Thức ăn tươi sống như là thịt gà, bò, hay hải sản…cần được để vào khay nhựa tủ lạnh bảo quản trong dài ngày. Đồ hộp, và đồ nấu sẵn sử dụng để tích trữ lâu dài.

  • Các thực phẩm cần có nhiệt độ thấp như đá lạnh, kem, hay sinh tố, yaourt cần đông lạnh để giữ nguyên hình dáng, và không bị chảy nước.

– Nhiệt độ tủ đông ngăn mát là trong khoảng từ 0 – 4 độ C: Với tủ đông mà 2 ngăn có ngăn mát, thì nhiệt độ tại đây là khoảng 0 đến 10 độ C. Ngăn này sẽ có chức năng chính là lưu trữ các thực phẩm ở nhiệt độ vừa phải cho mục đích là sử dụng ngắn hạn.

Khi bảo quản thực phẩm trong ngăn mát bạn nên hút chân không hoặc là bọc túi bóng, hay cho vào hộp để tránh các vi khuẩn bám vào và phát triển, cũng như ám mùi thực phẩm với nhau. Ngoài ra, làm như vậy cũng sẽ góp phần giúp tủ đông luôn sạch sẽ, và không bị dính nước thực phẩm chảy ra.

Ngăn mát cũng sẽ bảo quản được đa dạng các loại thực phẩm như:

  • Rau quả củ các loại: nhiệt độ thích hợp để bảo quản từ 1 đến 4 độ C, và nên để ở phía trên cùng của tủ để tránh cho trình trạng bị dập nát hoặc là úng lạnh.
  • Thịt cá, và hải sản tươi sống: bảo quản được khoảng 1-2 ngày ở nhiệt độ 0 độ C, và bọc kín trước khi cho vào tủ.
  • Thức ăn thừa, và các món đã sơ chế: bảo quản tốt nhất ở mức 0 độ C trong vòng 3 ngày.
  • Nước giải khát, hoặc bánh kẹo đóng túi sẵn, và 1 số loại mỹ phẩm: 1 – 4 độ C là tốt nhất.
  • Trứng, phô mai, và mayonnaise…nên bảo quản ở ngăn mát sẽ được lâu hơn là ở nhiệt độ phòng.

Quy định nhiệt độ bảo quản riêng cho từng loại thực phẩm

1. Thực phẩm tươi sống:

Đối với thực phẩm tươi sống, thì nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho thực phẩm bị đông đá, và đồng thời gây hao tốn điện năng không cần thiết. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho tủ lạnh không cung cấp được đủ khí lạnh để có thể bảo quản thực phẩm, và thực phẩm sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, hay tăng khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng.

Khi bảo quản các thực phẩm tươi sống bạn nên đặt nhiệt độ cho tủ lạnh ở mức nhiệt độ dao động khoảng từ 0 – 4 độ C. Với mức nhiệt độ này thì bạn có thể bảo quản được thực phẩm trong khoảng thời gian tối đa là 3 ngày và dưỡng chất trong các thực phẩm vẫn được giữ nguyên và tươi ngon.

2. Thực phẩm đông lạnh

Nhiệt độ bảo quản chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sản phẩm đông lạnh đó còn tốt hay không. Thông thường thì thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở mức nhiệt độ là -18 độ C.

Trên thực tế, thì hầu như rất ít loại sản phẩm đông lạnh được bảo quản ở đúng ở nhiệt độ cần thiết bởi vì ngăn đá của tủ lạnh gia đình cũng chỉ đạt có được độ làm lạnh vào khoảng – 8 độ C.

Chính vì vậy, mà những thực phẩm đông lạnh này nên được sử dụng càng sớm càng tốt để cho sản phẩm không bị biến chất dưới các tác động của nhiệt độ.

3. Thực phẩm tươi sống chưa chế biến

Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá: thì nên được giữ lạnh dưới -10C nếu bạn sử dụng ngay trong ngày hoặc là cấp đông để có thể bảo quản nếu không sử dụng hết.

Đối với rau, củ, quả: thì nên được bảo quản trong tủ mát ở dưới 20C và sử dụng tối đa trong vòng 24h để có thể đạt được chất lượng tốt nhất.

4. Thực phẩm đã chế biến

Đây là 1 điều quan trọng nhất khi bạn cần phải chú ý trong những cách để bảo quản đồ ăn qua đêm. Không nên để cho nhiệt độ trong tủ quá cao hoặc là quá thấp, tủ lạnh thì bạn chỉ nên đặt ở 1 mức nhiệt hợp lý để có thể ức chế được vi khuẩn. Nhiệt độ hoàn hảo nhất cho những thực phẩm đã được chế biến là từ 1,7 – 5 độ C ở ngăn mát và ngăn đá là khoảng -18 độ C.

Việc bảo đảm được nhiệt độ để bảo quản thực phẩm không chỉ giúp đảm bảo được giá trị dinh dưỡng trong đồ ăn mà còn mang đến cho bạn cũng như gia đình những bữa ăn tươi ngon, tốt cho sức khỏe và hạn chế được các nguy cơ ngộ độc hoặc là bị dị ứng thức ăn. Bài viết trên đây là các thông tin chi tiết về những quy định nhiệt độ bảo quản thực phẩm. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của chúng tôi ở trên, bạn sẽ lựa chọn được cho mình mức nhiệt độ thích hợp để bảo quản  thực phẩm và hàng hóa phù hợp nhất.

 

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh