Đăng bởi: Phạm Hoa Ngày: 01/08/2024

Phân loại container? Sự khác nhau giữa các loại container phổ biến

Bạn đang có 1 số mặt hàng cần vận chuyển bằng container, tuy nhiên bạn lại không biết vận chuyển container nào để có thể phù hợp cho mặt hàng của mình? Bạn cũng chưa phân biệt được các loại container và công dụng của từng loại ra sao, kích thước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Container là gì?

Container (hay còn thường gọi là Công, cont hoặc là Hộp Conex) là 1 loại thùng được làm bằng thép chịu lực cực tốt, và 2 bên có cửa kèm chốt đóng kín. Với kích thước rất lớn, thì Container có thể chứa được khá nhiều loại hàng hóa khác nhau như: thực phẩm, dược phẩm, hay máy móc, đồ nội thất cho đến các loại xe hơi, máy xúc, xe máy. Hình thức vận chuyển bằng container cũng khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn vận chuyển chúng qua đường biển, đường bộ hoặc là đường sắt.

Ngoài ra, khi chúng đa dạng hình thức vận chuyển khác nhau, như là vận chuyển đường thuỷ kết hợp đường bộ, và việc phối hợp giữa các hình thức vận chuyển với container cũng sẽ rất dễ dàng vì bạn không cần phải sắp xếp lại hàng hoá ở bên trong các thùng hàng.

Container giúp cho việc vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và giúp chúng bảo quản chúng được an toàn hơn. Container trong logistics đang ngày càng trở nên phổ biến và container hóa là 1 xu hướng ngày càng sẽ được ưa chuộng trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu.

7 phân loại container phổ biến nhất hiện nay

 1. Container bách hóa (tên tiếng Anh là General purpose container)

Chúng ta còn được biết đến nó chính là các loại Container tiêu chuẩn thường dùng để chở hàng khô, và được gọi là cont khô; có loại container 20, container 40 hoặc container 40 cao (viết tắt 20’DC, 40’DC, 40HC). Đây là loại Container đang được dùng phổ biến nhất và thường sử dụng ở trong vận tải hàng hóa trên biển.

20′ Hàng khô: Phù hợp cho những loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, và hòm, hàng rời, đồ đạc…

40′ Hàng khô: hay Container tiêu chuẩn 40 feet. Đây chính là loại container phổ thông nhất về kích cỡ trong việc đóng hàng và vận chuyển. Giống như những container hàng khô khác nó được thiết kế phù hợp cho các loại hàng hóa đóng kiện, thùng giấy, hay hòm, hàng rời, đồ đạc, thùng nhựa 100 lít

40′ Cao (HC): hay Container tiêu chuẩn 40 feet cao HC. Giống như container hàng khô khác nó phù hợp cho những loại hàng hóa đóng kiện; thùng giấy, hòm, hài hàng rời, đồ đạc… nhưng khối lượng sẽ lớn hơn khoảng 11%.

2. Container hàng rời (tên tiếng Anh Bulk container)

Là loại container sẽ cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, hoặc quặng…) bằng cách rót hàng từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và chúng sẽ dỡ hàng dưới đáy hoặc là bên cạnh (discharge hatch).

Loại container hàng rời bình thường sẽ có hình dáng bên ngoài nhìn gần giống như container bách hóa, khác biệt là miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.

3. Container bảo ôn (tên tiếng Anh Thermal container)

Được thiết kế để chuyên chở những loại hàng hóa đòi hỏi phải khống chế nhiệt độ bên trong container ở 1 mức nhất định và mái loại này thường sẽ bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn được làm bằng nhôm dạng cấu trúc hình chữ T (T-shaped) cho phép không khí được lưu thông dọc theo sàn và đến các khoảng trống không có hàng ở trên sàn.

Container bảo ôn thường có thể sẽ duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế ta thường sẽ gặp container lạnh (hay refer container).

4. Container mặt bằng (tên tiếng Anh – Platform container)

Loại Container này rất đặc biệt khi mà được thiết kế không có mái và không có vách, chúng chỉ có 1 mặt sàn phẳng được cấu tạo rất cứng, chắc chắn và rất bền vững. Dùng để vận chuyển những hàng hóa cồng kềnh, nặng, và khó nâng vác như là thiết bị máy móc, sắt thép, máy màng co.

Cấu tạo của nó thường được bổ sung thêm vách ở 2 đầu mặt trước và sau cứng cáp, có thể cố định hoặc là gập hay tháo rời để chúng hỗ trợ cho việc xếp dỡ hàng thuận tiện nhất. Hiện nay đã có loại romooc sàn cũng có chức năng gần giống với container flat rack này.

Loại cont này được thiết kế không có vách và không có mái, 2 vách trên và dưới có thể tháo gập linh động. Mặt sàn sẽ chắc hơn các loại cont khác dùng để chở xe, sắt, và các vận nặng, cồng kềnh, khó nâng vác.

20′ Flat Rack: là Container có thân và 2 đầu cho phép xếp hàng từ hai bên hoặc phía trên xuống. Có nhiều loại gấp được cả 2 đầu xuống thành 1 mặt phẳng dùng để vận chuyển những hàng quá khổ. Ví dụ như máy móc, cáp, thùng phi, lồng thép hay thép cuộn, xe nặng, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp.

40′ Flat Rack: có Công dụng cũng tương tự như là loại 20 Flat Rack trên, nhưng với Cont 40 feet thì nó được dùng để chuyên chở những mặt hàng siêu trường, và siêu trọng hay Những hàng hóa vượt quá khổ và có tải trọng cực kỳ lớn. Với 2 thành thép linh đông có thể tháo rời được giúp người dùng có thể kiểm soát cũng như là xếp dỡ lượng hàng hóa 1 cách thuận lợi hơn.

5. Container mở nóc (tên tiếng Anh – Open-top container)

Hay loại này còn có 1 tên gọi khác là Container hở mái (OT), nó được thiết kế mà không có phần nóc và người ta sẽ dùng tấm bạt phủ lên để che cho hàng hóa bên trong. Loại container này phù hợp để chở các hàng hóa là máy móc, hay thiết bị xây dựng hoặc gỗ có thân dài và những loại hàng cồng kềnh mà không thể xếp được thông qua cửa container; vì vậy người ta sẽ thuận tiện lấy hàng thông qua nóc của container.

6. Container bồn (tên tiếng Anh – Tank container)

Container bồn về cơ bản bao gồm 1 khung chuẩn ISO trong đó có gắn 1 bồn chứa giống như phi nhựa hoặc thùng nhựa đựng nước, dùng để chở hàng hóa lỏng như rượu, hóa chất, hay thực phẩm… Hàng sẽ được rót vào thông qua miệng bồn (manhole) ở phía trên mái container, và thường được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ vào tác dụng của trọng lực hoặc là rút ra qua miệng bồn bằng bơm.

7. Container chuyên dụng (tên tiếng Anh – Named cargo containers)

Là loại được thiết kế đặc thù chuyên để chuyên chở 1 loại hàng nào đó như ô tô, hay súc vật sống…

– Container chở ô tô: có cấu trúc gồm 1 bộ khung liên kết với mặt sàn, chúng không cần vách với mái che bọc, được dùng chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc là 2 tầng tùy theo chiều cao của xe. (Hiện nay, thì người ta vẫn chở ô tô trong các container bách hóa khá phổ biến).

– Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chuyên chở gia súc. Vách dọc hoặc là vách mặt trước có gắn với cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc sẽ bố trí lỗ thoát bẩn khi dọn dẹp vệ sinh.

Container là 1 công cụ hỗ trợ lưu trữ và vận chuyển hàng hóa vô cùng hiệu quả và tiết kiệm nhiều chi phí trong ngành logistic. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn biết được về những thông tin hữu ích về các loại Container mà dân logistics phải biết nhé.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh