Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 26/04/2024

Nhựa chết là gì? Có an toàn không?

Nhựa ra đời giải quyết hầu hết các vấn đề nan giải cho một loạt các ứng dụng trong đời sống và công nghiệp. Sở dĩ các sản phẩm nhựa mang chiếm ưu thế vì chúng có trọng lượng nhẹ. Ngoài ra còn có tính cách nhiệt và điện, nhưng một số lại có thế được chế tạo dùng để dẫn điện. Giá thành rẻ mà lại có khả năng chống ăn mòn với nhiều chất xúc tác trong môi trường khắc nghiệt. Do đó tính ứng dụng của nhựa cực kỳ cao và cũng đang được sử dụng rất phổ biến. Đi đôi với công dụng tuyệt vời của chúng là những tác hại không thể khắc phục đối với môi trường mà các loại nhựa không có khả năng tái chế hay còn gọi là nhựa chết. Vậy hãy cùng tìm hiểu khái niệm nhựa chết qua bài viết dưới đây.

Tái chế nhựa là gì?

Tái chế nhựa là phương pháp tái sử dụng các loại nhựa phế thải thành các sản phẩm nhựa mới, các vật dụng hữu ích. Chu trình tái chế là một phát minh tuyệt vời, là sự nỗ lực của toàn nhân loại nhằm giải quyết một lượng lớn nhựa thải phải tốn tới hàng trăm thậm chí là triệu năm mới có thể phân hủy hoàn toàn.

Bên cạnh đó, việc tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa cũng giải quyết được vấn đề lãng phí tài nguyên do việc sản xuất nhựa mới gây nên. Có thể thấy được việc chung tay vào quá trình tái chế nhựa chính là góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Nhựa chết là gì?

Mặc dù lợi ích của việc tái chế là vô cùng lớn, tuy nhiên không phải loại nhựa nào cũng có thể sử dụng phương pháp tái chế để thay đổi diện mạo cho chúng. Những loại nhựa không thể tái chế hoặc mức chi phí dành cho tái chế chúng quá cao được gọi là nhựa chết.

Nhựa chết chỉ nên sử dụng duy nhất 1 lần, vì nếu tái sử dụng chúng sẽ sản sinh ra những loại chất gây nguy hại cho cơ thể người. Cũng vì tác hại khá lớn mà mọi người đang khuyến khích để có thể hạn chế sử dụng loại nhựa này.

Phân biệt một số ký hiệu trên các sản phẩm nhựa.

Trên các sản phẩm đựng bằng nhựa thông thường sẽ có những ký hiệu nhằm mục đích xác định loại nhựa này là gì. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc ý nghĩa của chúng hay chưa?

Mã số 1:  polyethylene terephthalate (viết tắt PETE hay PET)

PET là loại nhựa được sử dụng rộng rãi nhất, bạn có thể bắt gặp chúng ở các loại chai nhựa đựng nước khoáng, nước ngọt, bia hay là bao bì đóng gói.

Số 1 biểu trưng cho loại nhựa này chỉ sử dụng duy nhất một lần, vì việc dùng đi dùng lại chúng sẽ làm gia tăng nguy cơ hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng rất khó để làm sạch cũng như khả năng chịu nhiệt vô cùng kém, khả năng tái chế cũng thấp (chỉ khoảng 20%).

 Mã số 2: high-density polyethylene (viết tắt HDPE).

Các chuyên gia thường khuyên người dùng lựa chọn loại nhựa này dùng trong đựng thực phẩm bởi chúng được cho là ưu việt nhất. Nhựa HDPE (số 2) thường được sử dụng để sản xuất các thùng phi, thùng nhựa 200 lít. Loại thùng nhựa này có độ bền cao, chịu lực tốt, chống ăn mòn hóa chất và an toàn cho thực phẩm, phù hợp để đựng các chất lỏng như dầu ăn, hóa chất, nước,…

  • Độ bền cao, ít bị biến dạng, trầy xước, chịu va đập tốt.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (chịu được nhiệt độ 120ºC trong thời gian ngắn hoặc 110ºC trong thời gian dài hơn)
  • Không bị tác động biến chất bởi môi trường (không sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể người)

Mã số 3: polyvinyl chloride (viết tắt PVC), còn gọi nhựa vinyl (V).

Loại nhựa này có đặc tính mềm dẻo nhưng lại chứa hai loại chất gây hại là phthalate và bisphenol A (chất gây rối loạn hormone, có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác). Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất độc này có thể được giải phóng mạnh mẽ.

Do giá thành rẻ, các nhà sản xuất thường lựa chọn nhựa PVC để sản xuất một số bao bì thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đồ chơi,….

Mã số 4: low-density polyethylene (LDPE).

LDPE là một loại nhựa trơ về mặt hóa học nên chúng thường được ứng dụng để làm vật chứa hóa chất, găng tay nilon, túi nilon, túi mua sắm và hộp đựng bánh.

Độ bền vật lý của loại nhựa này khá kém, dễ nứt, vỡ và không chịu được nhiệt độ cao.

Mã số 5: polypropylene (PP).

Loại nhựa này có tính chịu nhiệt ở mức ổn định do đó chúng thường được ứng dụng để sản xuất khay đựng đồ ăn nóng, hay được sử dụng để làm nóng thức ăn trong lò vi sóng (khuyến cáo sử dụng trong lò từ 2 – 3 phút). Bên cạnh đó, chúng cũng rất an toàn nên bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng, vừa tiết kiệm lại cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Thùng nhựa 500 lít là một ví dụ điển hình cho sản phẩm nhựa HDPE được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, nông nghiệp đến đời sống.

Mã số 6: polystyrene (PS).

Nhựa PS là một loại nhựa có giá thành cực kỳ rẻ và nhẹ. Bạn có thể bắt gặp chúng trên trên vỏ của một số hộp đựng đồ ăn nhanh, ly uống nước, hộp đựng trứng và dao và nĩa dã ngoại.

Khuyến cáo rằng bạn không nên sử dụng loại nhựa này để đựng thực phẩm quá lâu vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mặc dù tính chịu nhiệt của loại nhựa này khá tốt.

Mã số 7: polycarbonate (PC) hay loại nhựa khác.

Bạn tuyệt đối không nên tái sử dụng loại nhựa này bởi vì chúng là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất có thể gây ra ung thư và vô sinh BPA.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh