Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 02/05/2024

Nhiệt độ bảo quản thuốc là bao nhiêu? Một số lưu ý quan trọng

Tại Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa và nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ có thể tăng nhanh lên đến 38 – 40 độ C. Vì vậy nếu bảo quản thuốc không tốt thì rất dễ hư hỏng, gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của con người. Để hạn chế tình trạng này,  bạn hãy tìm hiểu rõ nét hơn về nhiệt độ bảo quản thuốc qua nội dung dưới đây.

Những yếu tố có liên quan đến bảo quản thuốc

Sau đây là những yếu tố chính có liên quan đến bảo quản thuốc bạn đọc nên nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của mình cùng người thân trong gia đình nhé.

Độ ẩm có ảnh hưởng thế nào đến thuốc?

Độ ẩm cao thường dễ làm hút ẩm với các loại thuốc viên nang, viên bọc đường và làm thuốc bị vón cục, ẩm mốc. Bên cạnh đó còn làm giảm hay loãng một số thuốc có trong siro, phá hủy các thuốc có bản chất là enzym. Đặc biệt là gây mất tác dụng của một số loại kháng sinh và thuốc nội tiết, gây ra các phản ứng hóa học làm hỏng thuốc.

Đặt thuốc tại nơi có độ ẩm cao còn làm thuốc bị biến đổi, hình thành nên chất mới gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngoài ra độ ẩm thấp sẽ khiến cho một số thuốc có bản chất là muối bị mất nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng.

Nhiệt độ bảo quản thuốc

Nhiệt độ của môi trường cao khiến cho một số phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước gây hư hỏng các loại thuốc kháng sinh, cao thuốc, cồn thuốc. Nếu kết hợp với độ ẩm cao khiến vi sinh vật phát triển nhanh và gây hư hỏng thuốc.

Ảnh hưởng của ánh sáng

Ánh sáng mạnh có thể làm thay đổi màu sắc của thuốc và khiến quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng.

Những lưu ý cần nắm rõ khi bảo quản thuốc tại nhà

Có thể nói các loại thuốc đều có khuyến nghị riêng biệt về bảo quản do đó người dùng cần đọc kỹ tờ giấy hướng dẫn sử dụng trong hộp và hỏi ý kiến của bác sĩ để có cách bảo quản thuốc hiệu quả nhất.

Môi trường lưu trữ, bảo quản thuốc an toàn

  • Theo khuyến nghị của các ý bác sĩ thì môi trường lý tưởng của thuốc là nơi có nhiệt độ từ 15 – 25 độ C, độ ẩm <70% và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Tại nhà các thuốc nên được bảo quản tại nhiệt độ phòng và ở nơi khô mát, không nên để thuốc tại phòng tắm, nhà bếp, tránh xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà. Để bảo quản thuốc an toàn trong nhà, bạn nên sử dụng thùng nhựa vuông có nắp đậy kín để đựng thuốc. Loại thùng này giúp giữ thuốc tránh khỏi ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ cao, đồng thời giúp dễ dàng phân loại và sắp xếp thuốc theo từng loại.
  • Không nên để thuốc trong cốp xe, các thuốc cần mang theo sau khi xuống xe thì nên mang theo bên mình chứ không nên để luôn trong xe.
  • Để thuốc trong hộp đựng ban đầu của nhà sản xuất
  • Bạn không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì này đã được đóng gói phù hợp với điều kiện bảo quản theo yêu cầu.
  • Người cao tuổi, người bệnh cần sử dụng thuốc hàng ngày thì các thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì nên được bảo quản tại nơi khô mát, nhiệt độ phù hợp. Để bảo quản thuốc hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng thêm màng co nhiệt để bọc kín hộp thuốc sau khi lấy ra khỏi bao bì của nhà sản xuất. Việc sử dụng màng co nhiệt sẽ giúp tạo ra một lớp bảo vệ supplémentaire, ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn và độ ẩm, đồng thời giúp bảo quản thuốc tốt hơn trong thời gian dài.

Bảo quản thuốc khi đi xa

Trường hợp bạn phải mang thuốc đi nơi xa thì nên lưu ý đóng gói thuốc thuận tiện, giữ nguyên bao bì của nhà sản xuất đồng thời chuẩn bị các phương tiện để bảo quản thuốc đúng như gói chống ẩm, hộp trữ lạnh, thùng nhựa đựng đá,…

Bảo quản một số dạng thuốc phổ biến

  • Thuốc viên và viên nang: Nên được lưu trữ trong hộp kín, tránh ánh nắng, giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất và đặc biệt người dùng không nên dùng tay ướt, bẩn để lấy thuốc.
  • Thuốc tiêm và vắc – xin: Nhiệt độ bảo quản thuốc thông thường là từ 2 – 8 độ C do đó người dùng nên để ở ngăn mát của tủ lạnh. Lưu ý không nên chạm tay vào vắc – xin sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Insulin: Khi chưa mở nắp thuốc thì nên cất trữ trong ngăn mát của tủ lạnh. Sau khi mở nắp thì nên bảo quản tại nhiệt độ phòng để giúp quá trình tiêm thuốc được thuận tiện nhất.
  • Siro thuốc: Tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời và vặn chặt nắp sau khi mở để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Hầu hết siro thuốc nên được sử dụng trong vòng 1 tuần khi hộp được mở nắp.

Trên đây là toàn bộ các lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc bạn đọc nên nắm rõ để có cách bảo quản thuốc chuẩn xác nhất. Cùng với đó là nhiệt độ bảo quản thuốc phù hợp để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh