Inox 304 là gì? Thành phần, tính chất, ứng dụng của inox 304
Inox 304 không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, để hiểu sâu xem Inox 304 là gì, thành phần, tính chất cũng như ứng dụng như thế nào thì không phải ai cũng quan tâm. Vật liệu này nổi danh trong dòng inox và chắc chắn khi thiết kế đồ dùng, vật dụng nào chúng ta cũng sẽ nghĩ tới đầu tiên. Ngay sau đây, hãy cùng nhựa Phát Thành khám phá nhé.
Inox 304 là gì?
Inox 304 là một loại hợp kim thép trong thành phần có chứa hàm lượng Carbon tối thiểu là 1,2% và lượng Crom tối thiểu 10,5%. Inox 304 không thua kém bất cứ model nào nhờ sở hữu tính nổi bật riêng có. Điều này giúp chúng chiếm trọn được trái tim của người dùng và rất được coi trọng.
Đặc tính nổi bật của inox 304
Về đặc tính của inox 304 chắc chắn nhiều người cũng đã nắm rõ. Vậy hãy cùng tổng kết lại xem những đặc điểm nổi bật của inox 304 là gì nhé.
Chống ăn mòn
Như đã chia sẻ, trong thành phần của Inox loại 304 có chứa các nguyên tố Cr, S, Ni. Chúng giúp nâng cao khả năng chống ăn mòn cho thiết bị. Đồng thời, chống gỉ khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt cũng như các hóa chất độc hại.
Đây là lý do vì sao, chúng thường được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và đặc biệt là công nghệ chế biến thực phẩm hiện nay.
Chịu nhiệt tốt
Inox 304 có khả năng thích ứng được với môi trường nhiệt độ thấp một cách cực kỳ hiệu quả nhờ vào lượng lớn Ni có trong thành phần. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng giòn lạnh của thiết bị.
Ngược lại đối với nhiệt độ cao, bạn có thể sử dụng inox 304 ở nhiệt độ 425-860°C. Khả năng chống gỉ cũng không bị gián đoạn đến 870°C và chịu tới 925°C liên tục. Nhiệt luyện của loại inox này có khả năng thực hiện trong khoảng 1010-1120°C. Đồng thời, khả năng làm nguội cực nhanh.
Tính dẻo
Inox loại 304 thuộc dòng thép không gỉ Austenite. Vì thế, chúng có tính dẻo một cách vượt trội. Duy trì được tính dẻo ở nhiệt độ thấp nến rất dễ uốn cong và tạo hình. Như vậy, năng lượng khi tạo dáng cho sản phẩm sẽ được tiết kiệm. Đó là lý do vì sao inox 304 được ưa chuộng và sử dụng nhiều đến vậy.
Tính hàn
Mọi phương pháp và kỹ thuật hàn đầu có thể thực hiện trên inox 304 một cách xuất sắc.
Thành phần chính của inox 304
Trong thành phần của inox 304 có chứa chủ yếu là các thành phần sau đây:
- Crom (Cr): Có tác dụng tạo nên lớp màng oxit bám trên bề mặt thép. Nhờ vậy, đã giúp cho inox có thể chống ăn mòn và chống gỉ hiệu quả.
- Niken (Ni): Thành phần này giúp tăng độ bền cũng như tính chống ăn mòn của sản phẩm. Đồng thời, cải thiện được tính chịu nhiệt cho sản phẩm.
- Silic (Si) và Mangan (Mn): Hai kim loại này giúp tăng khả năng gia công cũng như tạo hình để biến chúng trở thành những vật dụng mang tính thẩm mỹ cao hơn.
- Lưu huỳnh (S) và Phốtpho (P): Hai thành phần này có tỷ lệ rất thấp giúp cải thiện khả năng gia công của inox 304. Nhưng ngược lại, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến tính chất của chất liệu này.
- Cacbon (C): Để tạo độ cứng cho inox thì hợp chất cacbon không thể thiếu. Muốn thay đổi tính chất của inox 304 chủ yếu chúng ta cần thay đổi thành phần này của sản phẩm.
Tuỳ vào % thành phần của các chất sẽ tạo nên những mẫu inox khác nhau.
Mách bạn cách nhận biết inox 304 dễ dàng
Đó là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi inox 304 là gì. Vậy bạn đã biết cách để nhận biết loại inox này chưa? Ngay sau đây sẽ là một vài cách thức giúp bạn nhận biết một cách chính xác nhất.
Cách nhận biết bằng nam châm
Một điểm đặc biệt của inox 304 giúp chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng đó là chúng không phản ứng với nam châm. Vì thế, khi bạn đang tìm mua loại inox này thì hãy thử ngay nhé.
Khi so sánh giữa inox 304 và inox thông thường thì nam châm sẽ bị hấp dẫn bởi inox thông thường. Mặc dù chỉ thể hiện phản ứng từ hơi yếu nhưng vẫn là cách để nhận biết.
Cách nhận biết bằng axit đặc
Cách thứ 2 giúp bạn nhận biết được inox 304 đó chính là sử dụng axit đặc. Khi nhỏ thử nghiệm axit lên bề mặt của 2 loại inox là 304 và thông thường.
Nếu bên nào không thấy axit có phản ứng hoặc chỉ phản ứng nhẹ, chuyển sang màu xám thì đó là inox 304. Ngược lại, inox thông thường sẽ phản ứng với axit rất mạnh. Thậm chí, inox còn bị thay màu đổi sang đỏ gạch.
Cách nhận biết bằng tia lửa
Phương thức nhận biết inox 304 này chỉ được thực hiện trong quá trình gia công tại các nhà máy. Trong quá trình cắt inox để gia công, tia lửa phát ra từ inox 304 sẽ ít hơn và màu vàng nhạt. Trong khi đó, inox thông thường sẽ bắn ra nhiều tia lửa điện hơn và có màu vàng rất đậm.
Nhận biết inox 304 thông qua thương hiệu
Nhận biết đâu là inox 304 thông qua thương hiệu là phương pháp tiện lợi nhất mà người mua có thể sử dụng. Bạn nên kiểm tra kỹ về thương hiệu và xuất xứ của sản phẩm.
Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy chọn mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín, độ tin cậy cao. Như vậy mới đảm bảo chất lượng cho máy móc, trang thiết bị đạt được chất lượng cao nhất.
Ứng dụng của inox 304
Nhờ vào những tính chất của inox 304 là gì hẳn là chúng ta cũng đã biết vật liệu này được ứng dụng trong những lĩnh vực nào. Có thể khẳng định, loại inox này được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó phải kể đến:
- Đồ nội thất: chậu rửa chén, kệ chén, vòi rửa chén, vòi xịt vệ sinh, vòi lavabo, cây sen tắm, củ sen, bàn, ghế…
- Vật liệu xây dựng: các loại cửa, lan can, đường ống nước thải, đường ống dẫn dầu,…
- Máy móc trang thiết bị: dùng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghiệp thực phẩm…
- Đồ dùng nhà bếp: nồi, xoong, chảo, bái, thìa, đĩa, giá để bát, thùng rác inox…
So sánh, phân biệt để nhận biết inox 304 và inox 201
Có 2 loại inox được sử dụng phổ biến hiện nay đó là inox 304 và inox 201. Hai loại inox này về cơ bản tương tự nhau nhưng thực tế tính chất có sự khác nhau. Hãy cùng so sánh và phân biệt trong phần cuối của bài viết nhé.
So sánh
Inox 304 và inox 201 có những điểm giống và khác nhau như sau:
Giống nhau
Cách thức đầu tiên giúp bạn nhận biết được 2 loại inox này đó là:
- Cả 2 đều là thép không gỉ.
- Cấu tạo từ các hợp kim crom, manga và nitơ với thành phần tỷ trọng khác nhau.
- Inox ít bị biến màu, độ dẻo khá cao và hầu như không có phản ứng từ.
- Có khả năng chống oxy hoá cũng như ăn mòn từ tác động của môi trường. Nhờ đó, ứng dụng của inox này cực kỳ phong phú trong cuộc sống.
Điểm khác nhau inox 304 và 201
ĐẶC TÍNH | INOX SUS 304 | INOX SUS 201 |
Thành phần | 8,1% niken + 1% magan | 4,5% niken + 7,1% magan |
Khối lượng riêng | Cao hơn | Thấp hơn |
Độ dát mỏng inox | Dễ dàng thực hiện | Khó hơn |
Độ cứng | Thấp hơn giúp tiết kiệm năng lượng | Cao hơn vì hàm lượng magan cao |
Độ bền | Độ bền cao | Độ bền thấp |
Khả năng chống ăn mòn | Cao hơn vì nguyên tố crom và lưu huỳnh nên bề mặt Inox mượt | Chống ăn mòn thấp hơn và bề mặt thường có lỗ nhỏ |
Khả năng tiếp xúc với axit và muối | Không tiếp xúc với axit và muối | Tiếp xúc nhẹ |
Khả năng nhiễm từ ( hút nam châm) | Không hút nam châm | Hút nhẹ nam châm |
Giá thành | Cao | Thấp hơn |
Cách phân biệt
Mặc dù đã nắm rõ điểm giống và khác nhau của 2 chất liệu này là gì nhưng không phải ai cũng phân biệt được một cách chính xác nhất. Có 2 cách để bạn nhất biết như sau:
Trước hết, nhìn bằng mắt thường, chúng ta sẽ thấy inox 304 có độ sáng bóng và bề mặt mịn màng hơn so với inox 201. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chọn phân biệt theo những phương pháp sau:
CÁCH THỬ | INOX SUS 304 | INOX SUS 201 |
Dùng Nam châm | không hút nam châm | hút nhẹ nam châm |
Dùng axit | không phản ứng | có hiện tượng sủi bọt |
Dùng thuốc thử chuyên dụng | Có màu xanh | có màu gạch |
Như vậy là những thông tin có liên quan đến inox 304 là gì đã được chúng tôi giới thiệu đến bạn. Nhựa Phát Thành hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ đặc điểm của sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhất cho mình nhé.