Gross Weight là gì? [Chi tiết] Cách tính và cách tối ưu Gross Weight
Nếu hoạt động trong lĩnh vực vận tải, chắc chắn bạn từng nghe đến khái niệm Gross Weight là gì. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cách tính Gross Weight, cũng như ý nghĩa của nó trong vận tải nhé.
Khái niệm Gross Weight là gì
Gross Weight là thuật ngữ để nói về tổng trọng lượng của hàng hóa bao gồm cả bao bì. Gross Weight dịch ra tiếng việt có nghĩa là tổng trọng lượng hàng sau khi đã được đóng gói. Với các kiện hàng mà chúng ta hay mua ở trên sàn thương mại điện tử như shopee, Lazada, Sendo,… được hiểu là phần sản phẩm và phần dùng carton mà khi đã được đóng hỏi hoàn chỉnh. Cân nặng cuối cùng đến tay khách hàng đó chính là Gross Weight.
Ví dụ cụ thể: Một kiện hàng là phụ tùng xe tải Isuzu, khách hàng muốn mua là lá côn xe tải Isuzu. Khối lượng tầm 3kg, thêm bìa carton khoảng 200g. Khi đó, kiện hàng sau khi đóng hỏi hoàn chỉnh sẽ là 3,2kg, đây cũng chính là tổng trọng lượng hàng hóa gọi là Gross Weight. Còn 3kg thì được gọi là khối lượng tịnh, hay là net weight.
Gross Weight có ý nghĩa như nào trong vận tải
Gross Weight có rất nhiều ý nghĩa trong vận tải.
Đối với xe tải
Net weight được hiểu đơn giản là khối lượng bản thân, chính là phần chưa kèm thùng xe. Còn Gross weight thì là khối lượng của toàn bộ tất cả, nó cho phép khối lượng lớn nhất có thể chuyên chở.
Thường thì mỗi loại xe tải sẽ có mức tải trọng khác nhau, do đó khối lượng cho phép chuyên chở cũng khác nhau. Ví dụ như là xe tải Isuzu 1t4 hay xe tải Isuzu 1t9, tổng trọng tải mà cho phép chuyên chở hàng hóa có thể lên đến 2t5 hoặc đến 2t9. Đây được hiểu là phần Gross Weight mà mọi người nên biết. Bởi khi nắm rõ điều này, khách hàng sẽ không bị vi phạm các điều về quá tải khi tham gia giao thông.
Với xe container
Ý nghĩa của Gross weight trên xe container cũng có sự khác biệt đối với xe tải. Riêng ở cont 20 và cont 40 thì Gross weight cũng đã rất khác biệt.
Gross weight cont 20
Rất nhiều khách hàng thắc mắc rằng cont 20 sẽ chở được bao nhiêu tấn hàng. Khả năng chứa hàng của cont 20 sẽ còn phụ thuộc vào thiết kế kỹ thuật hoặc là khả năng chứa hàng do hãng tàu quy định. Hiện nay, hầu hết các loại container 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường sẽ là 25 T.
Tuy nhiên, hầu hết các hãng tàu sẽ cho phép được chờ nhiều hơn như là 26 T hoặc 27 T. Nhưng với điều kiện là bạn cần phải đóng thêm một khoản phí hoặc bắt bạn ký LOI. Tóm lại, gross weight cont 20 sẽ thường chuyên chở hàng hóa giao động từ 25 T cho đến 27 T.
Gross weight cont 40
Container 40 feet là loại cont chuyên chở các loại hàng hóa cồng kềnh. Với loại cont 40’DG này, sẽ chứa được tầm 67 khối (CBM), còn thiết kế kỹ thuật cho phép của nó là tầm 30 tấn. Do thiết kế kỹ thuật và quy định của hãng tàu nên Gross Weight khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi mà đưa ra quyết định chuyên chở hàng hóa.
Hướng dẫn cách tính Gross Weight chuẩn xác nhất
Công thức tính Gross Weight cụ thể như sau: Gross weight = Net weight + trọng lượng của bao bì. Viết tắt là GW = NW + trọng lượng của bao bì.
Ví dụ cụ thể: Một thùng hàng có khối lượng là 2kg, bao bì của nó sẽ nặng khoảng là 0.5 kg. Do đó, trọng lượng của thùng hàng sau khi đã được đóng gói sẽ là 2.5kg, có nghĩa Gross weight của nó là 2.5kg.
Bên cạnh Gross weight thì còn có Volume Weight, đây chính là trọng lượng quy đổi từ kích thước của đơn hàng. Bởi những kiện hàng có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích chứa nhưng nó lại có khối lượng nhẹ. Do đó, không chỉ dựa vào yếu tố GW để tính cước phí vận chuyển, mà cần sử dụng thêm Volume Weight để quy đổi từ kích thước của hàng hóa thành trọng lượng tương đương giúp cho việc tính phí.
Trong quy ước của Hiệp hội hàng không IATA, Volume Weight sẽ được tính theo công thức như sau: VW = (Dài x Rộng x Cao) / 6000.
Trong đó:
- Để vị dùng để tính chiều rộng, cao và dài sẽ là cm, còn VW là kg.
- CW (Chargeable Weight) chính là rọng lượng dùng để tính cước, còn CW có thể được tính theo GW hoặc VW.
- CW = GW nếu mà VW < GW
- CW = VW nếu mà VW > GW
Ví dụ: Một thùng hàng có khối lượng là 2kg, bao bì của nó sẽ nặng khoảng là 0.5 kg và pallet nặng 1kg. Do đó, trọng lượng của thùng hàng sau khi đã được đóng gói sẽ là 3.5kg, có nghĩa Gross weight của nó là 3.5kg.
Cách tối ưu Gross Weight trong đóng gói và vận chuyển
Khi tính cước phí vận chuyển hàng hóa, thường thì chúng ta sẽ dựa vào khối lượng thực Gross Weight để giảm thiểu chi phí vận chuyển, làm giảm GW. Bởi vì trọng lượng hàng hóa là cố định, nên để giảm được GW thì ta chỉ có thể làm giảm trọng lượng bao bì đóng gói.
Việc đóng gói hàng hóa sẽ giúp bảo vệ sản phẩm cũng như việc vận chuyển được đảm bảo nhất. Thường thì hàng hóa sẽ được bọc ở trong một hoặc là nhiều lớp màng xốp khí, giấy báo để tránh bị trầy xước. Sau đó nó sẽ được xếp ngay ngắn vào thùng carton để vận chuyển an toàn nhất. Quy cách đóng gói hàng hóa sẽ được thực hiện như sau:
- Hàng hóa được đóng gói chắc chắn, sử dụng băng keo để niêm phong thật kỹ trước khi vận chuyển.
- Hàng hóa đã được đóng gói thì cần có thông tin cụ thể ở trên bao bì để tránh hiện tượng thất lạc hoặc nhầm lẫn.
- Các kiện hàng đã được đóng gói có thể chịu được tác động trong khi di chuyển.
- Trong quá trình đóng gói hàng hóa, bạn nên chèn thêm các loại giấy, vải, xốp vào khoảng trống để tránh va đập.
- Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng thùng phi để vận chuyển hàng hóa đó là ngành hóa chất. Các loại hóa chất lỏng như axit, dung môi,… thường được đựng trong những thùng phi bằng nhựa hoặc kim loại để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Sử dụng thùng phi nhựa 200 lít thay vì thùng carton cho các sản phẩm dạng lỏng có thể giúp giảm đáng kể trọng lượng bao bì, từ đó tối ưu hóa Gross Weight và tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Thông quá bài viết trên, bạn đã biết Gross Weight là gì chưa nhỉ. Gross Weight có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở trong vận tải, do đó bạn cần nắm được Gross Weight để giúp quá trình chuyển hàng của mình suôn sẻ nhất.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.