Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 24/04/2024

Cont soc là gì? 5 điểm khác biệt giữa SOC và COC

Đối với những ai mà làm trong ngành xuất nhập khẩu thì có thể khá quen thuộc với thuật ngữ SOC. Tuy nhiên, cũng có 1 số người mới bước vào và tìm hiểu về lĩnh vực này, thì vẫn chưa hiểu được SOC là gì? Và tại sao lại có thuật ngữ này trong ngành xuất nhập khẩu, Logistic, và lợi ích của SOC trong vận chuyển hàng hóa là gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây nhé.

1. SOC là gì?

Để có thể biết SOC đóng vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistic. Điều đầu tiên bạn cần phải hiểu là SOC là gì và nguyên nhân của nó. SOC được viết tắt của từ tiếng Anh Shipper Owned Container, vậy SOC là container thuộc quyền sở hữu của các chủ hàng.

cont-soc-la-gi

Consignee (người nhận hàng) sau khi đã kéo được container về kho riêng thì được sử dụng mà sẽ không phải trả rỗng lại cho các hãng tàu. Hoặc phải trả phí DEM/ hay DET (DME là phí lưu container tại bãi cảng mà các hãng tàu sẽ phải thu từ khách hàng, DET là phí lưu container tại kho được đóng cho các hãng tàu) cho hãng tàu.

Bởi đối với SOC thì hãng tàu không gia hạn freetime cho DEM/DET.  Và sau khi sử dụng xong thì người nhận hàng có thể sẽ giữ lại container hay là tái xuất trả cho shipper. Điều này sẽ tùy thuộc vào việc thỏa thuận giữa 2 bên và đi đến quyết định cuối cùng.

Hiện nay, tại Việt Nam SOC trong vài năm gần đây mới trở nên phổ biến. Bởi trước đó thì chủ yếu các doanh nghiệp đều lựa chọn vận chuyển hàng hóa nội địa. Việc sử dụng SOC hữu dụng sẽ nếu như điểm đến cuối của lô hàng ở cách xa so với cảng biển. Và phải mất khá nhiều ngày để vận chuyển được container từ cảng biển đến nhà máy.

2. Phí SOC là gì? Nguyên Nhân khiến Phát Sinh Phí SOC

Phí SOC chính là phí sử dụng container mà người chủ của hàng phải trả cho chủ của container chính là người gửi hàng (hay shipper) hoặc chính là chủ hàng.

Phí SOC này có thể được thương lượng hoặc là miễn phí, tùy thuộc vào bản chất của các mối quan hệ mua bán và liệu là container có thuộc về sở hữu của chủ hàng hay không.

Lý do khiến phát sinh Phí SOC – Shipper owned container là gì?

Xét từ góc độ kinh tế, thì khi một công ty mua 1 container mới thi đây là 1 điều khá dễ hiểu:

– Các loại container thường được sử dụng, chẳng hạn như là:

  • Container 20 feet có giá dao động từ $ 1300 – $ 2000, tùy thuộc vào từng loại container.
  • Chi phí của một container 40 feet dao động từ $ 1800 – $ 3000.

Nếu chủ hàng hóa mà tự mua container thì có thể sẽ khá tốn kém, nhưng nếu mà bạn thuê container từ 1 công ty vận chuyển và bạn cần sử dụng hàng hóa trong 1 thời gian dài, thậm chí hàng tháng, hàng năm thì bạn sẽ thấy rằng giá của hãng tàu sẽ tính thêm cho bạn phí thuê container (DEM/DET) là khoảng 17 USD/ngày

Trường hợp nếu bạn thuê Container 20 feet và thời gian DEM/DET là khoảng 50 ngày. Lô hàng được vận chuyển với 4 Container 20ft, thì các hãng tàu có thể tính cho chủ hàng phí COC bằng: 17 * 50 * 4 = $ 3,400.

Nếu bạn đặt hàng thường xuyên, và chủ hàng không muốn chịu phí ship này thì có thể quyết định tự mua container. Việc mua 1 container có thể là có thể là chủ sở hữu thực sự đối với hàng hóa hoặc là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển (những người giao nhận).

Nếu Forwarder là sở hữu container, thì phí SOC mà họ sẽ tính cho chủ hàng sẽ rẻ hơn hoặc là miễn phí nếu là đối tác mua bán có mối quan hệ thân thiết do nhu cầu giữ chân các khách hàng.

Ngoài ra thì khi sử dụng Cont SOC, người gửi hàng chịu trách nhiệm về việc cung cấp container cho hãng tàu. Bạn cũng có thể chọn để tính toán cước phí vận chuyển theo TEU hoặc theo trọng lượng thực tế của hàng hóa.

3. Những lợi ích của container SOC

 Đối với việc sử dụng container SOC thì sẽ giúp cho người gửi hàng có thể đảm bảo được khả năng kiểm soát, có tính linh hoạt, và chủ động hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Dưới đây là 1 số lợi ích của SOC:

Kiểm soát được các chi phí: Trong thực tế, thì việc bạn sử dụng SOC sẽ khiến cho quá trình gửi hàng của bạn được an toàn hơn. Không những vậy, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí lưu container tại các bãi, đặc biệt là đối với những nơi mà có thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp. Hay nơi có nhiều yếu tố thông quan hoặc là rủi ro tiềm ẩn bị gây khó dễ bởi những người quản lý hay vận hành của cảng biển.

Kiểm soát được các chuỗi cung ứng: Những người gửi hàng có thể sẽ kiểm soát được container và chủ động được trong quá trình cung cấp container để đóng hàng. Ở một số nơi, vì sự mất cân đối giữa lượng hàng hóa nhập và xuất nên số lượng container có sẵn sẽ khá khan hiếm nên việc sử dụng SOC sẽ tối ưu hơn nhiều.

4. Ưu và Nhược Điểm Của SOC Là Gì?

Ưu điểm của container SOC là gì?

Các container SOC thường sẽ thuộc sở hữu của chủ hàng hóa, vì vậy container nhập khẩu có thể sẽ được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong 1 thời gian dài. Không có phí tạm giữ vì họ sẽ không cần phải trả lại container rỗng cho các công ty vận chuyển, và hãng tàu.

Một điểm nổi bật nữa chính là các nhà xuất khẩu có thể tự quản lý được các container của mình.

Khi sử dụng Container COC, thì bạn sẽ không biết được tình trạng của container tại thời điểm mà bạn đặt tàu. Đôi khi bạn sẽ không chọn được container và vô tình sẽ lấy phải 2 container dởm, xấu, và có nhiều lỗ, ván mốc từ đó có thể gây tốn kém cho chi phí sửa chữa không đáng có cho người nhận.

Đặc biệt, đối với các loại hàng hóa như vải vóc yêu cầu không được thấm ướt thì có thể dễ dàng bị hỏng khi thuyền gặp phải thời tiết xấu như các trận mưa lớn, hay bão lụt. Vì vậy, lợi thế của việc sử dụng SOC container chính là bạn có thể tự quản lý và bảo trì được các container bất cứ lúc nào.

Nhược điểm của Container SOC là gì?

– Đầu tư vốn ban đầu là bắt buộc: Sự đầu tư và vốn đầu tư ban đầu lớn

– Việc quản lý các container cũng rất tốn kém và mất thời gian.

Tiền của bạn sẽ bị ràng buộc ở những container mà không làm gì được từ đó sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của bạn. Nếu bạn là chủ sở hữu của các container này, bạn cũng sẽ phải trả 1 khoản gọi là “phí quản lý”. Ví dụ về điều này chính là các chi phí như là chi phí lưu trữ container rỗng kho, hay chi phí lưu kho và kiểm kê, hoặc chi phí quản lý và bảo trì, chi phí nhân công.

Cách phân biệt giữa cont COC và cont SOC là gì?

COC được biết đến là container thuộc sở hữu của các hãng tàu mà khi hàng đến cảng đích, thì người nhận hàng và kéo hàng đến kho riêng của mình để thực hiện dỡ hàng. Tiếp đó là họ sẽ đem container rỗng ra để rút hàng và trả lại cho hãng tàu. Trong thời gian giữ container của các hãng tàu cần họ phải nộp phí lưu container, lưu bãi cho các hãng tàu.

Bạn hãy để ý rằng đặc điểm của container COC thường thì sẽ có logo của hãng tàu ở trước mặt cont. Mã hiệu thì sẽ được in bắt đầu bằng 4 chữ tương đương với mã đó chính là SCAC. Còn đối với container SOC thì dù là được mua từ hãng tàu hoặc là nhà chuyên sản xuất cho thuê container. Thì Phía mặt sau sẽ không có các hình ảnh logo, mã hiệu của container sẽ được bắt đầu bằng NONE.

Còn lại các thông tin cơ bản như trọng tải, trọng lượng, và thể tích hoặc nhãn dán của 2 loại container này đều giống nhau.

Hầu hết những hàng hóa được vận chuyển đến cảng sau đó sẽ được dỡ hàng, địa điểm giao hàng là trên toàn thế giới. Nhưng cũng có 1 số hàng hóa được vận chuyển đến điểm giao hàng ở những vùng không ổn định về chính trị. Trong trường hợp này, thì hãng tàu nên lựa chọn dùng SOC hơn là COC để có thể hạn chế được những rủi ro và không lấy container về khi vận chuyển đến vùng bất ổn.

Khi việc vận chuyển hàng hóa đến các quốc gia không giáp biển thì hàng hóa ngoài việc vận chuyển theo đường biển đến các cảng dỡ hàng thì còn cần phải vận chuyển bằng đường bộ hoặc là đường sắt mới có thể đến được điểm giao hàng cuối cùng. Và việc sử dụng SOC sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trả container cho hãng tàu.

Trên đây là 1 số những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hiểu thêm về container SOC là gì? và những thông tin liên quan đến nó. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng được các dịch vụ liên quan đến việc trao đổi hàng hóa, xuất nhập khẩu 1 cách tốt nhất.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh