Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 12/10/2022

Cif là gì? Cách chuyển hàng cif ít ai biết

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, điều kiện giao cif luôn là vấn đề mọi người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ cif là gì trong xuất nhập khẩu là gì? Cũng như nội dung của cách chuyển hàng cif này nhé.

Khái niệm cif là gì trong xuất nhập khẩu là gì?

Khái niệm cif là gì trong xuất nhập khẩu là gì?

Để có thể hiểu được khái niệm cif, thì bạn cần nắm được nội dung của thuật ngữ Incoterms. Incoterms là viết tắt của International Commerce Terms, đây chính là tập hợp bộ quy tắc thương mại quốc tế cùng với nội dung là các điều khoản, quy định về trách nhiệm của bên mua, cùng với bên bán trong hợp đồng ngoại thương.

Do đó, cif chính là một điều khoản ở trong Incoterms. Cif là từ viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm), Freight (cước phí). Trong nội dung cif có quy định rằng, người bán sẽ có trách nhiệm hoàn toàn cho tới khi lô hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, nhưng sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng cho đến cảng đích.

Cấu trúc tên gọi là: CIF + Tên cảng đến, kèm phiên bản Incoterms. 

CIF thì thường được viết kèm theo tên cảng đích. Nhưng lưu ý rằng, điều khoản CIF chỉ được phép áp dụng dành cho vận tải biển và cùng với đường thuỷ nội địa.

Trách nhiệm của người bán và người mua khi chuyển hàng theo cif

Dưới đây là trách nhiệm của người bán và người mua khi chuyển hàng theo cif.

Người bán và người mua có trách nhiệm cụ thể với hình thức chuyển hàng theo cif

Cung cấp hàng hóa

Trách nhiệm của người bán là giao hàng, cũng như cung cấp các chứng từ quan trọng như là hóa đơn thương mại, cùng với vận đơn đường biển,… Còn với người mua thì có trách nhiệm thanh toán tiền hàng mua theo những quy định đã được nêu rõ trong hợp đồng mua bán là hai bên đã đồng ý ký kết.

Giấy phép và thủ tục

Trách nhiệm của người bán là cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu, kèm theo các giấy tờ uỷ quyền từ địa phương cho lô hàng xuất khẩu. Còn với bên bán thì cần phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó, đồng thời là xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá.

Hợp đồng và bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng là được bên bán tiến hành ký, họ cùng có trách nhiệm chi trả kinh phí cho lô hàng được đến cảng như theo chỉ định. Còn với bên mua thì không có bất kỳ trách nhiệm nào hợp đồng vận chuyển chính, cùng không cần phải ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng đó.

Giao hàng và nhận hàng

Trách nhiệm của người bán là giao hàng tại cảng chỉ định, đây nằm trong điều cơ bản của CIF. Còn với bên mua thì sẽ nhận hàng từ bên bán ở cảng được chỉ định.

Chuyển giao rủi ro

Khi toàn bộ lô hàng được giao qua lan can tàu thì rủi ro được chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Khi đó, người mua sẽ tiếp nhận rủi ro sau khi lô hàng đã được giao xuống boong tàu.

Cước phí

Về các cước phí, bên bán có trách nhiệm là chi trả toàn bộ chi phí để đưa hàng lên đến tàu. Cùng với vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai hải quan, kèm theo làm bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,… Còn bên mua có trách nhiệm là chi trả đối với tất cả các khoản phí phát sinh khi lô hàng được giao lên đến tàu. Ngoài ra, bên mua sẽ phải thực hiện đóng thuế nhập khẩu, đồng thời là làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng đó.

Bằng chứng giao hàng

Trách nhiệm của bên bán sẽ phải giao chứng từ gốc sau khi mà lô hàng được giao lên tàu. Còn người mua chấp nhận các chứng từ được chuyển giao từ người bán, ở dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng

Chi phí cho việc kiểm hàng, quản lý chất lượng, cũng như đóng gói hàng hóa sẽ do người bán trả. Còn với người mua thì cần phải chi trả các chi phí như là công tác kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…

Mua cif phù hợp trong hoàn cảnh nào?

Cif được đánh giá là một điều khoản rất có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

Cif được đánh giá là một điều khoản rất có lợi cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Hoặc là những doanh nghiệp mới tham gia vào mua bán quốc tế, lượng hàng hóa giao dịch chưa nhiều.

Bởi vì hình thức mua cif này là bên bán sẽ tự làm việc trực tiếp với bên vận chuyển, vậy nên là có được mức giá họ mong muốn. Đây cũng như là một cách kiếm lợi nhuận của họ, đồng nghĩa với việc hình thức cif sẽ khiến người mua mất nhiều chi phí hơn.

Bên cạnh đó, khi mà lượng hàng nhiều hơn, người mua cũng có thể gặp các khó khăn trong vấn đề kiểm soát hàng hóa. Bởi vì bên bán đã không còn trách nhiệm với lô hàng kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu. Nên nếu chẳng may có vấn đề gì phát sinh trong việc vận chuyển, người bán không thể xử lý kịp thời, các thông tin chuyển chậm với người mua do là phải thông qua bên trung gian.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết cif là gì trong xuất nhập khẩu chưa nhỉ. Chắc chắn với những điều chúng tôi cung cấp về cif, sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh