Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 09/03/2021

Cao Su SVR Là Gì? Tính Ứng Dụng và Quy Trình Sản Xuất

Hiện nay chúng ta không còn quá xa lạ với các loại sản phẩm làm từ cao su. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại vật liệu này? SVR là gì? Nó có tính ứng dụng như thế nào? Quy trình sản xuất ra sao? Các bạn hãy cùng theo dõi các thông tin được đề cập dưới đây. Từ đó, hiểu hơn các ứng dụng của cao su và lựa chọn các sản phẩm từ cao su svr một cách tốt nhất. 

Tìm Hiểu Chung Về Cao Su SVR

#1. Cao Su SVR Là Gì?

SVR là một loại cao su có chất lượng cao. Nguyên liệu để sản xuất thông thường đều từ các loại mủ nước như mủ latex (được bảo quản bằng Amoniac hay Sodium Sulfite). Có nhiều loại cao su SVR khác nhau, nhưng cơ bản chúng đều được tạo thành thông qua quá trình làm đông tụ Latex với Axit Fomic.

Cao Su SVR Là Gì? Tính Ứng Dụng và Quy Trình Sản Xuất
Cao Su SVR Là Gì? Tính Ứng Dụng và Quy Trình Sản Xuất

Sau đó thông qua máy nghiền để làm cho vụn nhỏ và được rửa sạch nước thông qua hệ thống rửa. Các hạt cốm sau khi được tạo thành sẽ tiến hành sấy khô và ép thành bánh cao su.  Ngày nay, với đặc tính bền cao, nên cao su SVR được ứng dụng trong đời sống rất nhiều.

#2. Nguyên Liệu Làm Cao Su SVR Là Gì?

Các loại nguyên liệu để chế biến loại cao su này bao gồm mủ phụ ( mủ đông ,mủ chén ,mủ dây ). Người ta sẽ pha trộn các loại nguyên liệu trên theo một tỷ lệ nhất định để đảm bảo sản phẩm tạo ra chất lượng. Để biết cao su làm ra có đạt chất lượng hay không người ta dựa trên các thông số kỹ thuật bao gồm chỉ số Po,  hàm lượng các tạp chất , chỉ số duy trì độ dẻo PRI, hàm lượng tro, hay  hàm lượng các chất bay hơi, cũng như hàm lượng các chất  nitơ.

Các loại nguyên liệu này phải được kiểm tra theo quy định nghiêm ngặt chất lượng đầu vào. Sau đó, thông qua các quy trình thống nhất để tạo ra sản phẩm chất lượng. Các quy trình sản xuất bao gồm sơ chế các nguyên vật liệu đầu vào ,cắt nhỏ để giảm kích thước và sấy …

#3. Ứng Dụng Chung Của Cao Su SVR Là Gì?

Chúng ta không thể phủ nhận đây là một trong các loại chất liệu phổ biến nhất. Vì vậy, chúng được sử dụng để chế biến làm rất nhiều thành phẩm phục vụ đời sống hàng ngày và các ngành công nghiệp khác nhau. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm:

  1. Dùng là, ruột, lốp xe đạp, xe máy, ô tô…
  2. Dùng làm các sản phẩm đồ chơi, phao…
  3. Dùng làm các bộ phận cao su trên xe khách…

***Tham khảo các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp ở đây:

#3. Chức Năng Của SVR Là Gì?

Chúng ta thường biết các loại SVR được sử dụng phổ biến nhất hiện nay như: SVR 10, SVR 3L, SVR 5… Các loại này đều có chung tính năng như:

  • Có màu tối
  • Hàm lượng tro và chất bẩn cao 
  • Có cường độ kéo giãn cao
  • Có khả năng chống lão hóa cao

4 Loại Cao Su SVR Phổ Biến Nhất

4 Loại Cao Su SVR Phổ Biến Nhất
4 Loại Cao Su SVR Phổ Biến Nhất

#1. SVR 10

Để chế biến loại cao su SVR10, người ta dùng các loại nguyên liệu bao gồm mủ phụ ( mủ đông ,mủ chén ,mủ dây ). Các nguyên liệu này được pha trộn theo các tỉ lệ nhất định đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn. Các thông số kỹ thuật đạt chuẩn của cao su SVR10 bao gồm chỉ số hàm lượng tạp chất Po, chỉ số duy trì độ dẻo PRI , hàm lượng tro , hàm lượng chất bay hơi , hàm lượng khí nitơ. 

Thông qua các nguồn nguyên liệu sạch, được kiểm định chất lượng thì mới cho ra các sản phẩm cao su chất lượng. Quá trình sản xuất cũng phải trải qua các giai đoạn thống nhất theo một quy trình từ sơ bộ các nguyên liệu ,cắt nhỏ để giảm kích thước ) và sấy …

Loại cao su này được xếp vào loại cao su cứng, có tính bền cao nên thường dùng để sản xuất các loại lốp xe. Chúng cũng được pha trộn với các loại cao su khác như RSS cấp hạng thấp hay CV50 để tạo sản phẩm chất lượng. Bên cạnh đó, người ta cũng trộn nó cùng 

mủ  latex tạo nên một sản phẩm GP dùng trong công nghệ lốp xe.

#2. Cao Su SVR 3L

Đây là loại cao su rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong các công ty sản xuất . Các đặc tính quan trọng của cao su SVR 3L đảm bảo hàm lượng chất tạp Po màu (Lovibond), hàm lượng chất bẩn trong tiêu chuẩn quy định. Hiện nay, đây là loại cao su có tính ứng dụng rộng rãi nhất.

Đặc tính po cao trên 35 nên có tính đàn hồi cao, độ bền và chống mài mòn tốt. Chính vì vậy, nó thường được dùng để chế tạo các loại lốp xe  ô  tô, dây đai, cáp dây điện….

#3. Cao Su SVR CV50

Cao su CV50 (constant viscosity) có tính chất đặc trưng với độ nhớt không thay đổi và có độ mềm dẻo cao. Ngoài ra, nó còn có độ bám dính rất tốt. Chính vì vậy, cao su CV50 được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng như nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Với tính chất mềm và dẻo,  nó được ứng dụng trong quá trình cán luyện như năng lượng thấp. Nó có khả năng tổng hợp các chất trong hỗn hợp tốt và độ bám dính cao nên sẽ tạo ra các sản phẩm có sự đồng đều. Ngoài ra, cao su CV50 cũng được dùng để làm dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn…..

#4. Cao Su SVR 20

Cao su SVR 20 được chế biến từ các nguyên liệu gồm mủ phụ ( mủ đông ,mủ chén, mủ dây). Các nguyên liệu này được pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định. Từ đó, sản phẩm tạo ra mới có chất lượng. Chỉ số Po (hay còn gọi là hàm lượng tạp chất) là thông số kỹ thuật của loại cao su này. Ngoài ra còn có các chỉ số như duy trì độ dẻo PRI, hàm lượng tro, hay hàm lượng chất bay hơi, hàm lượng khí nitơ.

Để tạo nên loại cao su SVR 20 chất lượng thì các nguồn nguyên liệu dùng để chế biến phải được kiểm định nghiêm ngặt. Quá trình pha trộn cũng phải chỉnh chu, hoàn chỉnh theo các công đoạn từ sơ chế các nguyên liệu, cắt, băm nhỏ để giảm kích thước ), sau đó sấy …

Đây là  loại cao su có tính ứng dụng cao, được sản xuất từ mủ đông, mủ tạp. Bản chất của nó là một loại cao su là cứng. Vì vậy, nó thường được sử dụng trong công nghệ lốp xe. Đặc biệt khi pha trộn với RSS cấp hạng thấp hay cao su CV50  cho ra sản phẩm rất tốt. Đối với công nghệ làm lốp xe, cao su SVR 20 còn có thể phối hợp với các cấp hạng từ latex tạo nên một sản phẩm GP chất lượng.

***Các bài viết hữu ích khác dành cho bạn:

Quy trình chế biến mủ cao su SVR từ Latex

#1. Sơ chế nguyên liệu Latex

Đây là công đoạn đầu tiên trong chế biến cao su. Các nguyên liệu mủ Latex được thu hoạch tại nông trường và được xe bồn chở đến các nhà máy chế biến. Để mủ Latex không bị đông, lượng dung dịch amoniac loãng được thêm vào trong quá trình cạo mủ.

#2. Giai đoạn pha trộn Latex

Trước khi pha trộn mủ Latex, người ta sẽ loại bỏ các rác, hay hạt kích thước to qua rây 40 mesh. Sau đó, mới tiến hành bỏ mủ vào hồ chứa chung của nhà máy. Các cánh khuấy được bố trí xung quanh hồ chứa trong khoảng thời gian từ 15 -30 phút.  Lưu ý phải bơm nước sạch trong suốt quá trình khuấy để điều chỉnh hàm lượng cao su từ 20 – 30%.

Lượng Natri Metabisulfit khoảng 0,1 – 0,6 kg/ tấn cũng được thêm vào hồ nước trước khi pha loãng Latex với nước. 

#4. Giai đoạn đánh đông 

Người ta tiến hành khuấy trộn các hỗn hợp Latex trong các hồ chứa, và bơm vào các mương để đánh đông. Thêm vào đó là các chất acid cũng được dẫn vào mương theo dòng chảy để đánh đông. 

Người ta dùng dung dịch Natri Metabisulfit để giảm oxy bằng cách phun lên bề mặt của mủ. Các Acid Acetic ở nồng độ 0,3 -3% v/v,  độ pH thường 5 – 5,5 sẽ được dùng để đánh đông. Thời gian đánh đông mủ cao su trong khoảng từ 8 – 24 tiếng đồng hồ.

#5. Tiến hành cán kéo

Người ta bơm nước vào máng để cho khối mủ được nổi lên phía trên. Sau đó, khối cao su được kéo vào giữa 2 trục của các máy cán kéo và được cán thành sợi thành từng tấm. Qua nhiều cấp độ, thì độ dày của tấm cao su sẽ được giảm dần. Thông thường độ dày không quá 8mm trước khi đi vào máy băm.

#6. Tiến hành băm và sấy

Hệ thống băng tải sẽ băm các tấm cao su sau khi được làm mỏng thành những hạt cốm có kích thước nhỏ. Sau đó, chúng được đưa vào các hồ nước sạch, cho vào phễu hút và loại sạch nước thông qua hệ thống sàng rung.

Cứ sau mỗi công đoạn tách nước từ các hạt cốm sẽ được đưa qua các thùng sấy. Sau đó, thông qua nhiệt độ từ khoảng 100 -120 độ, các thùng sấy sẽ được đưa vào máy để gia nhiệt. Thời gian từ 3-4 giờ đồng hồ để các thùng sấy di chuyển từ đầu lò đến cuối.

#7. Công đoạn ép và sấy

Dây chuyền sản xuất bánh cao su sau khi được sấy, sẽ tiến hành làm nguội bằng quạt. Để ép thành bánh, thì cần cân cao su theo khối lượng tầm 33,33 – 35kg. Sau đó, dùng  túi nhựa PE để bao kính các bánh cao su và đem lưu trữ. 

Như vậy, các thông tin được đề cập bên trên đã giúp các bạn hiểu được cao su svr là gì? Nó có chức năng và tính ứng dụng như thế nào trong đời sống. Ngoài ra hiểu được quy trình sản xuất cao su svr cũng giúp các bạn yên tâm và lựa chọn các sản phẩm từ cao su một cách tốt nhất.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh