Đăng bởi: Hoa Phạm Ngày: 24/11/2022

[Chi tiết] Cách tính chargeable weight hàng air và ví dụ thực tế

Cách tính chargeable weight hàng air thế nào chắc chắn là câu hỏi của bất kỳ ai mới làm hàng xuất nhập khẩu. Cùng theo chân bài viết dưới đây để hiểu rõ về cách tính loại cước này nhé. Chỉ với 5 phút tập trung là bạn có thể biết cách tính cược vận tải cực nhanh chóng.

Cách tính chargeable weight hàng air chi tiết nhất

Trong vận chuyển hàng hóa không có hai loại trượng lượng được so sánh để áp cho việc tính cước vận chuyển đó là tổng mức trọng lượng thực và mức trọng lượng được quy đổi theo thể tích.

Lý do chính về việc áp dụng các loại trọng lượng này là do việc có những kiện hàng có trọng lượng nhỏ tuy nhiên kích thước lại lớn dẫn đến việc chiếm một diện tích vận tải lớn. Do đó mà các hãng hàng không đã cùng thống nhất tính trọng lượng để áp cùng mức phí vận chuyển nhằm đảm bảo công bằng cho người dùng.

Cách tính chargeable weight hàng air

Đối với hàng air 1CBM=167 Kgs, khi bạn tính cước air thì cần phải tính hai loại trọng lượng là: Gross weight (GW) và Chargeable weight (CW) với những thông tin cụ thể như sau:

GW: Trọng lượng hàng cả bao bì tính theo cân nặng thực tế sau khi được đóng gói kỹ lưỡng.

Volume Weight: Trọng lượng tính theo kích thước các thùng hàng, được tính theo công thức: [(D1xR1xC1xS1) + (D2xR2xC2xS2) + …. + (DnxRnxCnxSn)] / 6000

Trong đó các thông số bao gồm D,R,C là chiều dài, rộng, cao của từng thùng hàng đơn vị tính: CM ( Centimet) và S là số lượng thùng có kích thước giống nhau.

– C.W (Chargeable Weight) là kết quả khi tiến hành đối chiếu giữa  G.W và V.W cái nào lớn hơn sẽ tính là C.W Chargeable weight dùng để tính cước hàng Air..

Ngoài ra có các mức tính cước theo cân nặng bạn cần nắm rõ như sau: Min/-45/+45/+100/+300/+500/+1000.

  • Ví dụ: Công Ty VinaTrain xuất kiện hàng là thảm có kích thước đóng gói: (136*80*50)cm/2 Pallet.G.W:146 Kgs.
  • Tính C.W và V.W của kiện hàng được được tính toán như sau:
  • V.W=[(136*80*50)*2]/6000= 181.34 kgs
  • G.W=146kg – so sánh ta thấy V.W lớn hơn nên lấy theo V.W
  • Do đó C.W của hàng là: 181.34 Kgs

Những loại cước hàng máy bay phổ biến bạn cần nắm vững

Khi vận tải hàng air thì bạn sẽ thấy hãng máy bay đưa ra nhiều loại cước với những nhóm khách hàng khác nhau được phân định cho loại hàng đặc biệt với những hoặc ứng với từng điều kiện cụ thể như sau.

Những loại cước hàng máy bay phổ biến được tính theo công thức riêng

Cước phí thông thường

Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR) chính là mức tối thiểu mà hãng bay chấp nhận làm để chuyển một lô hàng hóa, được xem là chi phí cố định tối thiểu và không thể thấp hơn được nữa. Do đó khi vận tải thường phải cân nhắc lại hàng ở sân bay so với hàng thực tế là lô hàng có cước phí cao hơn mức tối thiểu này.

Cước phí của hàng bách hóa

Cước này còn được gọi là cước cơ bản và được tính cho lô hàng không được hưởng bất cứ ưu đãi hoặc chiết khấu nào từ người vận chuyển. GCR được dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước phí riêng.

Cước phí của hàng theo loại

Loại cước này dùng để áp dụng với từng loại hàng nhất định với các quy định của hãng bay: (bạc, vàng…có mức cước =200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (=150% với cước bách hóa), sách. hành lý, báo,…(=50% so với cước bách hóa),…

Cước hàng hóa gửi nhanh

Phí áp dụng cho loại hàng hóa này cao hơn từ 30 – 40% và thuộc loại cước đắt nhất trong số các cước được gửi bằng máy bay.

Cước container

Hàng hóa được đóng vào các xe container hàng không sẽ được tính phí thấp hơn so với các loại cước khác.

Ví dụ: Lô hàng xuất khẩu bình hoa có kích thước: G.W: 239 Kgs; Dims: 60*80*70/ carton *13 cts –Tính giá trị của C.W

  • Bài giải: V.W của lô hàng= {(60*80*70)*13}/6000 = 728
  • So sánh giữa G.W= 239kg với V.W= 728kgs thì cước của hàng bình hoa sẽ tính theo thể tích
  • Do đó C.W của lô hàng là 728kg

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về cách tính chargeable weight hàng air chi tiết nhất ứng với các loại hàng hóa cụ thể. Mong rằng những bạn mới vào nghề hay đi phỏng vấn xin việc nếu gặp phải những tình huống như vậy sẽ có cách giải quyết và tính toán hợp lý nhất.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh