Đăng bởi: Phạm Hoa Ngày: 20/08/2024

Nhựa chống tĩnh điện là gì? Phân loại chi tiết

Nhựa chống tĩnh điện là gì hẳn là điều được nhiều người quan tâm. Bởi nguyên liệu này được sử dụng ngày càng phổ biến nhờ khả năng giảm thiểu nguy cơ rò rỉ điện. Đồng thời, không làm sai hỏng trong quá trình sản xuất cũng như bảo vệ môi trường sạch, tránh nhiễm điện. Hãy cùng Nhựa Phát Thành tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết nhé.

Nhựa chống tĩnh điện là gì?

Nhựa chống tĩnh điện là thuật ngữ được sử dụng để chỉ loại nhựa có khả năng ngăn chặn lại sự sai hỏng trong quá trình sản xuất đối với các linh kiện, thiết bị điện tử. Môi trường được sử dụng sạch nhưng có nhiễm tĩnh điện hoặc xuất hiện các đột biến điện áp. 

Nhựa chống tĩnh điện là gì?
Nhựa chống tĩnh điện là gì?

Nhựa chống tĩnh điện sẽ được thiết kế thành từng vùng chống tĩnh điện khác nhau. Từ đó, giúp ngăn chặn hiệu quả các rò rỉ điện từ có sự xuất hiện từ công cụ thiết bị cầm tay. Ví dụ: máy hàn, máy đo, máy phát sóng,…

Nhựa chống tĩnh điện có công dụng gì?

Nhựa chống tĩnh điện được lựa chọn sử dụng rất phổ biến hiện nay, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng. Cụ thể, một số công dụng của nhựa chống tĩnh điện như sau:

Cải thiện tình trạng tĩnh điện

Công dụng đầu tiên cần phải kể đến của nhựa chống tĩnh điện đó chính là giúp tiêu tán bớt điện tĩnh xuất hiện trên bề mặt của vật liệu. Từ đó, giúp sản phẩm không gặp phải rủi ro hỏng hóc. Như vậy mà sản phẩm này được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong các ngành công nghiệp cần yêu cầu cao về kỹ thuật như: y tế, dầu khí, vật tư thiết bị…

Thành phẩm ổn định 

Về hạt phụ gia, không ít người có định kiến. Nhưng sự thật thì 90% các sản phẩm từ nhựa hiện nay trong thành phần đều có phụ gia nhựa. Chúng có tính ứng dụng cao nhờ vào mức độ ổn định khá tốt.

Đảm bảo an toàn Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất

Nguyên nhân tạo ra lực hút tĩnh điện là do các loại thiết bị máy móc đang hoạt động liên tục trong quá trình sản xuất. Vì thế, nếu không kiểm soát được lượng tĩnh điện này thì sẽ dẫn tới quá tải. Cuối cùng máy móc bị cháy nổ, phóng điện ra không gian, không đảm bảo an toàn lao động. 

Sử dụng nhựa chống tĩnh điện sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn một cách hiệu quả. Đồng thời, chất lượng thành phẩm cũng được cải thiện một cách đáng kể.

Nhựa chống tĩnh điện được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất
Nhựa chống tĩnh điện được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất

Phân loại nhựa chống tĩnh điện

Không chỉ nắm rõ nhựa chống tĩnh điện là gì cũng như công dụng của chúng ra sao, việc phân loại nhựa cũng rất quan trọng. Bởi mỗi một loại có những ưu – nhược điểm khác nhau:

Nhựa POM chống tĩnh điện

Nhựa POM chống tĩnh điện chính thức được phát hiện năm 1953. Loại nhựa này có xuất xứ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Màu sắc nổi bật là đen hoặc trắng ngà. Đặc điểm của thiết bị như sau: 

Ưu điểm:

  • Nhựa POM có độ cứng bề mặt nhất định, phù hợp để làm nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Chúng có khả năng chịu va đập cao, chịu mỏi và chịu mài mòn cực tốt.
  • Tính chất điện môi của nhựa này tốt, chống dung môi hiệu quả.
  • Ít hút nước

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng axit kém
  • Khó ăn keo và khó sơn
  • Phản ứng kém trong môi trường thời tiết kém và tia UV cao.
Nhựa POM chống tĩnh điện
Nhựa POM chống tĩnh điện

Nhựa Bakelite ESD

Bakelite – nhựa chống tĩnh điện là gì? Đây là loại nhựa nhiệt kết cấu rắn. Chúng hình thành từ những phản ứng ngưng tụ của phenol cùng với formaldehyde. Khi đóng rắn dưới áp lực lớn thì loại hỗn hợp này sẽ trở thành một vật liệu nhựa cứng có định hình.

Những đặc tính của nhựa Bakelite như sau:

  • Nhựa Bakelite có khả năng đúc hoặc tạo hình một cách nhanh chóng. Từ đó, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí sản xuất sản phẩm.
  • Loại nhựa chống tĩnh điện này có khả năng chống điện cực kỳ tốt. Ngược lại, độ dẫn điện thấp, được đánh giá rất cao.
  • Nhựa Bakelite chịu nhiệt cũng như trầy xước tố. Đồng thời, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các dung môi phá hoại.
  • Độ cong vênh của loại nhựa này ≈ 3%.
  • Khi chà xát hoặc đốt cháy, bạn sẽ thấy nhựa Bakelite xuất hiện mùi đặc biệt hoặc tanh.

Ứng dụng của nhựa Bakelite:

  • Hiện nay, nhựa Bakelite được sử dụng chung cùng với thiết bị và linh kiện điện cơ với những yêu cầu khắt khe liên quan đến tính năng cơ học.
  • Độ bền cơ học cao, rất phù hợp để sử dụng cho các tấm đệm khoan, hộp phối điện cao – thấp áp, máy đóng gói…
  • Nhựa Bakelite cũng cực kỳ phù hợp với các lĩnh vực sản xuất điện cũng như ôtô thông qua các điện trở, tính nhiệt và hoạt động hóa học cao.
  • Bên cạnh đó, loại nhựa này còn được dùng để làm các bộ phận máy của hệ thống điện.
Mẫu nhựa Bakelite ESD
Mẫu nhựa Bakelite ESD

Nhựa PP chống tĩnh điện

Polypropylene chính là loại polyme dẻo với khả năng ứng dụng cực kỳ cao. Chúng được sản xuất thông qua các phản ứng trùng hợp tăng trưởng chuỗi từ monome propylene. 

Chất liệu này có màu trắng, kết cấu chắc chắn. Đồng thời, có khả năng kháng hóa chất tốt. Nhựa PP chống tĩnh điện còn được nhiều nhà máy sản xuất linh kiện điện tử lựa chọn và được ứng dụng để làm thùng nhựa chống tĩnh điện.

Nhựa PP chống tĩnh điện
Nhựa PP chống tĩnh điện

Màng nhựa tổ ong PVC

Màng nhựa tổ ong có tác dụng hạn chế các loại bụi tĩnh điện mang đến không gian làm việc sạch sẽ. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng phổ biến ở các nhà máy chuyên sản xuất linh kiện điện tử, bán dẫn cũng như các ngành nghề thực phẩm, ngành có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh…

Màng nhựa tổ ong PVC
Màng nhựa tổ ong PVC

Tấm nhựa PVC chống tĩnh điện

Chất liệu nhựa PVC chống tĩnh điện cũng được ứng dụng ngày càng phổ biến trong đời sống nhờ vào những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Chất liệu nhựa này có khả năng chống tĩnh điện tốt.
  • Chúng cũng chống ăn mòn hiệu quả cùng với khả năng chịu lực cao.
  • Độ bền cơ học của nhựa PVC cao.
  • Nhựa PVC có khả năng cách nhiệt và cách âm cực tốt.
  • Nhựa PVC còn có khả năng chống bám bụi, chống cháy, chống thấm nước và chống tia cực tím, hoàn toàn không bị cong vênh hay biến dạng trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Đặc biệt là không chứa chất độc hại bên trong thành phần, rất an toàn cho sức khỏe con người.

Ứng dụng:

  • Nhựa PVC hiện nay chủ yếu được sử dụng để làm màng chắn, bảo vệ sản phẩm khỏi khói bụi, nhiệt độ cao cũng như các tạp chất hay tĩnh điện. 
  • Chất liệu này cũng dùng nhiều trong sản xuất các loại bao bì đóng gói hiện nay.,
  • Trong môi trường sản xuất sản phẩm đông lạnh, màng nhựa này cũng được sử dụng giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Đặc biệt, chất liệu rất an toàn với người dùng khi không độc, không Phthalate. Đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn EN-71.
Tấm nhựa PVC chống tĩnh điện
Tấm nhựa PVC chống tĩnh điện

Nhựa Danpla chống tĩnh điện

Nếu bạn đang thắc mắc không biết nhựa chống tĩnh điện là gì và loại nào tốt nhất hiện nay thì câu trả lời chính là nhựa Danpla. Các loại nhựa Danpla cũng có tác dụng chống tĩnh điện cực tốt nhờ vào những ưu điểm sau:

  • Kết cấu sản phẩm cứng mềm nên rất dễ để chế tác với các hoạt động uốn, cắt hay dán. Nhờ đó, chúng được sử dụng nhiều trong bảo quản cũng như đóng gói các loại hàng hóa. 
  • Bên cạnh đó, chất liệu này có khả năng in ấn vô cùng dễ dàng.
  • Trong trường hợp các sản phẩm làm từ tấm nhựa Danpla chống tĩnh điện va chạm và bị biến dạng thì chúng cũng có khả năng đàn hồi về lại trạng thái ban đầu cực tốt nhờ được làm với cấu trúc rỗng.
  • Đặc biệt, khả năng tái chế của loại nhựa này cũng rất cao. 
  • Thời gian chế tác nhanh chóng. Có khả năng giao hàng nhanh ngay trong ngày. Các loại thùng hay vỏ hộp đã bị hư hại cũng có thể tái chế thành các thành phẩm khác với kích thước nhỏ hơn so với ban đầu.
  • Nhựa Danpla khi được kết hợp với Carbon sẽ tạo ra phản ứng chống tĩnh điện. Vậy nên, chúng đặc biệt được sử dụng nhiều trong các khu vực, không gian có liên quan đến linh kiện, vi mạch, y tế, thực phẩm… có thể kể đến như: thùng nhựa danpla chống tĩnh điện, tấm nhựa danpla chống tĩnh điện,…
  • Trọng lượng của nhựa tuy rất nhẹ nhưng đảm bảo chắc chắn vì thế, chúng thường được chọn để tái sử dụng nhiều lần hoặc sản xuất các loại bao bì bảo quản sản phẩm.
Nhựa Danpla chống tĩnh điện
Nhựa Danpla chống tĩnh điện

Nhựa PC chống tĩnh điện

Trong danh sách các loại nhựa chống tĩnh điện, một sản phẩm cũng được đặc biệt quan tâm đó chính là nhựa PC. 

Ưu điểm:

  • Nhựa PC đạt được độ cứng và độ dẻo nhất định. Chính vì vậy, khả năng chống va đập của chúng cực kỳ hiệu quả. Chúng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất vali. 
  • Để sản xuất ra nhựa PC, bắt buộc phải trải qua công đoạn sấy. Bước này đòi hỏi sự kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo được độ cứng cũng như tính ổn định của nhựa.
  • Nhựa PC hoàn toàn không tương thích với chất liệu khác vì tính đào thải của chúng rất cao. Để pha tạp nhựa trong quá trình sản xuất cũng không phải là điều đơn giản.
  • Khả năng chống ăn mòn và mài mòn tốt giúp kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm được làm từ chất liệu này.
  • Dễ tạo dáng và thực hiện đúc khuôn.
  • Màu sắc nhựa trong suốt.
  • Khả năng chống nhiệt cao.

Nhược điểm:

  • Từ ưu điểm nhựa trong suốt, nhựa PC cũng bộc lộ nhược điểm đó là dễ xuất hiện các vết xước khi va đập và nhìn rất rõ.
  • Trong quá trình tác động lên sản phẩm, chúng sẽ tạo ra chất độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng. Chính vì vậy, chứng chỉ được dùng để sản xuất vật dụng có thời gian sử dụng ngắn hạn mà thôi.
  • Trong môi trường áp suất, nhiệt độ cao hay thủy ngân nhựa rất dễ vỡ và nóng chảy.

Ứng dụng:

  • Được sử dụng để làm chất liệu cho vách ngăn phòng sạch trong các nhà máy.
  • Chất liệu nhựa PC cũng được dùng để sản xuất linh kiện cần đến khả năng chống tĩnh điện như ổ cắm, khung,…
  • Làm khuôn, tường cách âm hoặc đồ gá mái nhà để chiếu sáng cho xưởng sản xuất.
Nhựa PC chống tĩnh điện
Nhựa PC chống tĩnh điện

Nhựa dẻo PVC chống tĩnh điện

Nhựa dẻo PVC (Polyvinyl chloride) là loại vật liệu tổng hợp nhân tạo được cho ra đời sớm nhất trong lịch sử các ngành sản xuất công nghiệp. 

Ưu điểm:

  • Nhựa dẻo PVC có khả năng chống tĩnh điện cực tốt, hoàn toàn không độc, không Phthalate… và đặc biệt là có thể đáp ứng được tiêu chuẩn EN-71.
  • Có khả năng tích ứng trong môi trường khắc nghiệt rất hiệu quả. Bởi loại nhựa này có tính đồng bào mòn axit. Hiệu quả cách nhiệt, chịu nhiệt, chịu ẩm tốt. 
  • Tính chống thấm của nhựa PVC cũng rất tốt.
  • Ngoài ra, nhựa PVC cũng có tính đàn hồi và chịu biến dạng cao ngay cả khi bị va đập mạnh cũng không biến dạng.
  • Dễ dàng vệ sinh nhựa PVC nhờ vào bề mặt trơn nhẵn.
  • Khả năng gia công linh hoạt theo nhu cầu của người dùng với những tác động uốn, gấp hay cuộn.
  • Chi phí sản phẩm phải chăng nhưng tính ứng dụng thì lại rất cao.
  • Đặc biệt rất thân thiện với môi trường và hoàn toàn không tác động xấu tới sức khỏe con người.

Nhược điểm:

  • Loại nhựa này có khả năng chịu được sự tác động của nhiệt độ tối đa là 50 độ C. So với các loại nhựa khác là khá thấp.

Ứng dụng:

    • Vách ngăn phòng sạch trong môi trường sản xuất giúp nâng cao khả năng an toàn lao động. Cực kỳ thích hợp với các nhà máy sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử, chống nhiễm từ tĩnh, phòng phẫu thuật, thí nghiệm…
    • Ngoài ra, chúng còn dùng làm bao bì, túi đựng sản phẩm với chức năng chống tĩnh điện cực kỳ tốt. Từ đó, bảo vệ sản phẩm trong quá trình vận chuyên vô cùng hiệu quả.
    • Sử dụng để may quần áo bảo hộ dành cho ông nhân, lao động thường xuyên phải làm việc trong môi trường có điện tích lớn. Hạn chế khả năng bị điện giật hoặc nhiễm điện cũng như nhiễm từ.
  • Với tính năng cách nhiệt tốt và ngăn thoát nhiệt ra bên ngoài, nhựa PVC còn được dùng để phân vùng các không gian làm việc khác nhau. Giữ cho nhiệt từ điều hòa không khí không bị tản ra ngoài giúp lưu trữ sản phẩm hiệu quả.
Nhựa dẻo PVC chống tĩnh điện
Nhựa dẻo PVC chống tĩnh điện

Nhựa cách điện và nhựa truyền dẫn tĩnh điện khác nhau thế nào?

Như vậy là chúng ta đã biết nhựa chống tĩnh điện là gì. Vậy sự khác nhau giữa nhựa cách điện và nhựa truyền dẫn tĩnh điện như thế nào? Cùng tìm hiểu để nhận biết một cách nhanh chóng, hiệu quả nhé.

Trước hết về tính chất của hai loại nhựa này, chúng được phân loại dựa trên điện trở bề mặt. Đồng thời, đo lường lượng điện tích mà chúng có thể truyền qua một chất. Sau khi đo đạc, chúng ta thu được kết quả:

Vật liệu nhựa truyền dẫn tĩnh điện:

  • Có điện trở bề mặt là 1.0×10^4 – 1 x 10^11 ohms.
  • Chúng co skhar năng tiêu tán điện tích nói chung chỉ trong vòng vài mili giây. 
  • Như vậy, điện tích sẽ truyền dẫn xuống đất chậm hơn nhưng thông qua kiểm soát. Từ đó, hạn chế được tình trạng phóng điện đến các linh kiện nhạy cảm hoặc khiến cho con người bị shock.
  • Ứng dụng để là: túi nhựa chống tĩnh điện, túi nhựa PE chống tĩnh điện, túi hồng bubble chống tĩnh điện…

Vật liệu cách điện:

  • Điện trở bề mặt của sản phẩm >1.0×10^12 ohms.
  • Chúng vừa có tác dụng ngăn cản tích điện vừa truyền dẫn tĩnh điện.
  • Độ truyền dẫn tĩnh diễn ra rất chậm từ một phần trăm đến vài giây.
  • Ứng dụng trong nhiều môi trường sản xuất khác nhau với từng loại chất liệu khác nhau để bảo vệ an toàn cho người dùng.
Nhựa cách điện và nhựa truyền dẫn tĩnh điện giống và khác nhau thế nào?
Nhựa cách điện và nhựa truyền dẫn tĩnh điện giống và khác nhau thế nào?

Bạn đã rõ nhựa chống tĩnh điện là gì, có bao nhiêu loại và cách phân biệt với nhựa cách điện rồi chứ? Vậy hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả đảm bảo an toàn với môi trường và sức khỏe bản thân nhé.

Cụm công nghiệp Nhựa Phát Thành

Hệ thống bán hàng TP. Hà Nội

Lô F5, Đường CN2, Q. Từ Liêm, TP. Hà Nội

Hệ thống bán hàng TP. Hồ Chí Minh

506/49/28/S, Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11, Tp. HCM

Hệ thống bán hàng TP. Đà Nẵng

KCN Liên Chiểu, P. Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng

Hệ thống bán hàng TP. Hải Phòng

KCN Vsip, Xã Thủy Nguyên, H. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Hệ thống bán hàng TP. Thái Bình

Cụm CN Quỳnh Côi, H. Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình

Hệ thống bán hàng TP. Bắc Ninh

Khu CN Quế Võ, Tp. Bắc Ninh, Bắc Ninh