Iso container là gì? Có những loại Iso container nào phổ biến?
Hiện nay, Container được chia ra làm 2 nhóm chính là: Nhóm container tiêu chuẩn ISO và nhóm container không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn ISO thường là loại container đã được hoán cải từ container tiêu chuẩn, và chúng thường không được sử dụng rộng rãi, vì chúng không được tiêu chuẩn hóa như nhóm container tiêu chuẩn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại container theo tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay nhé.
Iso container là gì?
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995 (E), thì container hàng hóa (freight container) là 1 công cụ vận tải có các đặc điểm sau:
- Container có đặc tính bền vững và có đủ độ chắc tương ứng để phù hợp cho việc sử dụng lại;
- Container được thiết kế đặc biệt để có thể chở được hàng bằng 1 hay là nhiều phương thức vận tải, mà không cần phải gỡ ra và không phải đóng lại dọc đường;
- Container được lắp đặt các thiết bị cho phép xếp dỡ hàng thuận tiện, đặc biệt là khi chuyển từ 1 phương thức vận tải này để sang phương thức vận tải khác;
- Container được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng hóa vào và rút hàng hóa ra khỏi container;
- Container có thể tích bên trong bằng hoặc là hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
Thực tế chúng ta thường hay gặp thuật ngữ container theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO container), đó là những container hàng hóa (như đã nêu trên) tuân theo tất cả các tiêu chuẩn của ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm mà container được sản xuất.
Tại sao iso container lại được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa?
Container có rất nhiều ưu điểm vì thế đây là 1 trong những dịch vụ được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa.
Với khách hàng thì:
- Container sẽ giúp bảo vệ hàng hóa, và giảm thiểu các tình trạng bị mất cắp, hay hư hỏng hoặc nhiễm bẩn.
- Giảm được về chi phí bao bì cũng như thời gian kiểm đếm các loại mặt hàng như thùng nhựa tròn 1000 lít,
- Đơn giản hóa được các thủ tục trong quá trình vận chuyển nội địa, và chi phí điều hành lưu thông.
- Vận tải container giúp cho việc chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn trong 1 lần, và đảm bảo cho thời gian giao hàng hoặc là quá trình sản xuất sản phẩm sẽ không bị ngưng trệ.
Với đơn vị chuyên chở thì:
- Tránh được các tình trạng thất lạc hoặc là bị mất hàng hóa. Việc vận chuyển container cũng sẽ giúp dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát vì mỗi 1 container vận chuyển chỉ dành riêng cho 1 khách hàng.
- Khách hàng vận chuyển container đa phần là có nhu cầu cố định và lâu dài vì thế họ chính là nguồn khách hàng tiềm năng cho các công ty về vận chuyển hàng hóa.
Kích thước chuẩn của iso container là bao nhiêu?
Kích thước cũng như tải trọng cho phép của container theo tiêu chuẩn hiện được xác định chủ yếu là theo 2 hệ quy chuẩn sau:
- ISO 668:2013 Series 1 freight containers – theo Phân loại, kích thước và xếp hạng
- ISO 1496-1:2013 Series 1 freight containers – theo Thông số kỹ thuật và thử nghiệm
Theo tiêu chuẩn ISO 668: 2013 liên quan đến kích thước thì các container tiêu chuẩn sẽ đều có chiều rộng khoảng 8 feet (vào khoảng 2,44m) và 40 feet sẽ là chiều dài tiêu chuẩn của các container.
Các Container nếu có chiều dài ngắn hơn thì sẽ được tính toán làm sao để sau khi ghép nối đảm bảo vừa với chiều dài 40 feet tiêu chuẩn. Thường thì các container bé hơn sẽ được làm ở dạng container 20 ft. Do vậy, mà chúng ta thường nghe đến ở trong xuất nhập khẩu hàng hóa, các bên sẽ báo giá là đi container 20 hay container 40 thường xuyên.
Các bạn có thể tham khảo thêm về bảng kích thước cũng như trọng lượng tiêu chuẩn của container 20 ft và 40 ft dưới đây.
Kích thước | Container 20′ | Container 40′ thường | Container 40′ cao | ||||
Hệ Anh | Hệ mét | Hệ Anh | Hệ mét | Hệ Anh | Hệ mét | ||
Bên ngoài | Dài | 19′ 10,5″ | 6,058 m | 40′ | 12,192 m | 40′ | 12,192 m |
Rộng | 8′ | 2,438 m | 8′ | 2,438 m | 8′ | 2,438 m | |
Cao | 8’6″ | 2,591 m | 8’6″ | 2,591 m | 9’6″ | 2,896 m | |
Bên trong (tối thiểu) |
Dài | 5,867 m | 11,998 m | 11,998 m | |||
Rộng | 2,330 m | 2,330 m | 2,330 m | ||||
Cao | 2,350 m | 2,350 m | 2,655 m | ||||
Trọng lượng toàn bộ (hàng và vỏ) | 52,900 lb | 24,000 kg | 67,200 lb | 30,480 kg | 67,200 lb | 30,480 kg |
Có những loại iso container nào?
Theo tiêu chuẩn ISO thì container được chia làm 7 loại chính:
- Container khô (hay General purpose container)
- Container hàng rời (hay Bulk container)
- Container hoán cải (hay Named cargo containers)
- Container lạnh (hay Reefer container)
- Container mở nóc (hay open top container)
- Container mặt phẳng (hay Flat rack container)
- Container bồn (hay Tank container)
1. Container khô (hay General purpose container)
Đây chính là loại container thông dụng nhất, và thường được dùng để chở hàng khô nên chúng được gọi là container khô. Bao gồm các kích thước như: Container khô 20 feet, và Container khô 40 feet và Container khô 45 feet. Loại container này thường sẽ được sử dụng trong vận tải hàng hóa bằng đường biển.
2. Container hàng rời (hay Bulk container)
Hàng rời (hay Bulk Cargo) là những mặt hàng không thể đóng vừa trong các loại container mà nó bắt buộc phải đóng trong các loại kiện hoặc là Pallet chuyên biệt. Các loại hàng rời điển hình ví dụ như là thiết bị máy móc xây dựng, hay các loại phương tiện giao thông quá khổ quá tải, và xe cẩu các loại, hay các động cơ cỡ lớn,…
3. Container hoán cải (hay Named cargo containers)
Là loại cont được thiết kế đặc thù để chuyên chở 1 loại hàng nhất định nào đó như là nước giải khát, hay máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy …
– Container chở nước giải khát là loại cont được gia công hoán cải từ container khô 40 feet, và cắt bỏ 02 vách thép thay bằng bạt được đóng mở di động, và có hệ thống tăng cứng nóc. Việc hoán cải như vậy sẽ làm giảm được thời gian đóng hàng và xuống hàng.
– Container chở máy móc, thiết bị điển hình như là container chở xe máy, hay ô tô. Đây là loại container được thiết kế chuyên biệt giúp cho việc vận chuyển được dễ dàng hơn, loại container này sẽ thường được mở bửng 2 bên vách để xuống hàng nhanh khi bạn chở hàng rời, mở nóc để có thể nhập hàng rời từ phía trên container.
4. Container lạnh (hay Reefer container)
Container lạnh được thiết kế để làm kho lạnh, hay xe đông lạnh giúp vận chuyển hàng hóa yêu cầu cần phải khống chế nhiệt độ, và độ ẩm phù hợp với loại hàng hóa đó. Container lạnh thường sẽ có 2 loại:
- Container lạnh có group lạnh dùng để làm kho hoặc là vận chuyển.
- Container lạnh bít vách gắn máy lạnh thường chạy máy dầu được dùng để vận chuyển hàng hóa Bắc Nam.
5. Container mở nóc (hay open top container)
Container mở nóc được thiết kế để thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua nóc của container. Sau khi đã đóng hàng, nóc container sẽ được phủ bạt để tránh việc mưa gió ảnh hưởng tới hàng hóa. Loại container này sẽ dùng để chuyên chở các hàng hóa như máy móc thiết bị.
6. Container mặt phẳng (hay Flat rack container)
Được thiết kế không vách, và không mái mà chỉ có sàn là 1 mặt bằng vững chắc. Container mặt phẳng chuyên dùng để vận chuyển các hàng hóa nặng như máy móc thiết bị, hay sắt thép… Container mặt bằng có loại có vách 2 đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, hay gập xuống, hoặc là có thể tháo rời. Hiện nay Somi Romooc sàn cũng có chức năng khá giống như container flat rack này.
7. Container bồn (hay Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm có container khô 20 ft hoặc 40 ft trong đó có gắn một bồn chứa hoặc phuy nhựa, dùng để chở các hàng hóa là chất lỏng như rượu, hóa chất, hay thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) ở phía trên mái container, và được rút ra qua 1 van xả (Outlet valve) hoặc là rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
Những loại hàng hóa nào thường được vận chuyển bằng iso container?
- Hàng hóa có khối lượng lớn có thể lên đến hàng tấn được đóng trong 1 hoặc nhiều container. Dịch vụ vận chuyển bằng container sẽ chuyển những hàng hóa này từ nơi này đến nơi khác 1 cách dễ dàng
- Đa phần các hàng xuất nhập khẩu thông thường đều có thể phù hợp với việc vận chuyển bằng container đường biển. Những mặt hàng này bao gồm cả gạo, tiêu, hay điều, cà phê… đến những mặt hàng công nghệ cao như là máy móc, thiết bị, hay đồ điện tử…hoặc thùng nhựa chứa nước,…
- Khác với hình thức vận tải đường biển, thù hàng hóa vận chuyển bằng container sẽ có giới hạn về số lượng trọng lượng và các loại hàng hóa theo quy định. Nếu như vượt mức quy định và không phù hợp với tình hình giao thông đường bộ thì khách hàng cũng nên cân nhắc lựa chọn hình thức vận chuyển sao cho phù hợp.
Trong quá trình vận chuyển, thì việc nắm vững các thông tin về container là vô cùng cần thiết để giúp tối ưu hóa trong việc chọn lựa loại container phù hợp trong 7 loại container theo chuẩn ISO. Chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về các loại iso container, hi vọng sẽ phần nào giúp giải đáp được những thắc mắc mà bạn đang tìm kiếm.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.