Rác Thải Nhựa là gì? 4 phương pháp để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường
Rác thải nhựa là những vật chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Nó bao gồm nhiều loại như chai lọ, túi đựng hoặc đồ chơi cũ… Chất thải nilon gồm các loại bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi đã qua sử dụng chúng trở thành rác thải. Trong rác sinh hoạt còn có những loại nhựa khác cũng chứa các loại nhựa phế thải. Vậy rác thải nhựa là gì và những phương pháp nào có thể áp dụng để giảm chúng ra môi trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Rác thải nhựa là gì?
Khái niệm về rác thải nhựa
Rác thải nhựa là dùng để chỉ chung các sản phẩm được làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc chúng không được dùng đến nữa và bị đem vứt bỏ.
Rác thải nhựa gồm: túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, hoặc đồ chơi cũ bằng nhựa,… những vật này có đặc điểm chung là thời gian phân hủy lâu lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Trong đó, chai nhựa là sản phẩm chiếm phần lớn trong lượng rác thải nhựa hiện nay.
Rác thải nhựa dùng 1 lần
Rác thải nhựa dùng 1 lần là những đồ vật được làm bằng nhựa, chúng được sản xuất ra với mục đích chỉ để dùng 1 lần sau đó vứt bỏ. Ví dụ cốc nhựa, hộp xốp, thìa nhựa,… dùng 1 lần nhằm phục vụ trong đời sống của con người.
Đồ nhựa dùng 1 lần khá tiện ích với cuộc sống bận rộn hiện nay vì tính nhanh, gọn, sau khi chúng được sử dụng ta không cần mất công lau, rửa.Vì vậy, trong tổng số các loại rác thải nhựa thì có hơn 50% là từ những đồ nhựa dùng 1 lần, Thế nhưng sự tiện lợi này đồng nghĩa với việc là mối nguy hại cực lớn cho môi trường cũng cả sức khỏe của chính chúng ta.
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?
Ô nhiễm rác thải nhựa (hay còn được gọi là ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng môi trường tích tụ các đồ nhựa và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường sống của con người và động vật.
Định nghĩa về “ô nhiễm trắng” có lẽ còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đây là 1 cụm từ được các nhà khoa học dùng gọi tên loại ô nhiễm mà túi nilon gây ra cho môi trường. Nếu sau khi dùng túi nilon mà con người xử lý không đúng cách thay vào đó lại thải ra môi trường thì sẽ gây ra ô nhiễm trắng.
Nguồn gốc của rác thải nhựa
Chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng chủ yếu từ các nguồn sau:
- Chất thải nhựa bắt nguồn từ các chợ, nhà hàng, khách sạn, hay khu vui chơi, giải trí, …
- Từ chất thải sinh hoạt của người dân, khách vãng lai, khách du lịch,…
- Từ túi nilon, chai nhựa, các chất thải nguy hại có thành phần từ nhựa…
- Chất thải nhựa trong các công trình xây dựng nhà máy, xí nghiệp, và các khu công nghiệp…
Tác hại của rác thải nhựa
Đối với môi trường
Không thể phủ nhận sự tiện dụng mà đồ nhựa đã mang lại cho cuộc sống con người nên chúng hiện diện ở tất cả mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những đồ vật nhỏ bé hàng ngày như: túi nilon, bát nhựa, ống hút, hộp đựng thực phẩm… Vậy nhưng, đằng sau sự tiện dụng đấy là 1 mối nguy hại cho cả thế giới loài người.
Do tính khó phân hủy nên rác thải nhựa ngay cả khi đã được thu gom đưa đi chôn lấp, chúng vẫn phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy, không chỉ vậy chúng còn làm thay đổi tính chất vật lý của đất, đồng thời gây ra ô nhiễm môi trường đất, khiến cho đất không giữ được nước gây ra tình trạng xói mòn, thiếu dinh dưỡng và oxi trong đất, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng.
Đặc biệt, nếu chúng ta xử lý rác thải nhựa không đúng cách như đốt còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, là 1 nguyên nhân tạo ra hiệu ứng nhà kính và làm ảnh hưởng 1 cách tiêu cực đến đời sống của con người và các sinh vật sống.
Đối với sinh vật biển
Việc xả rác thải nhựa tràn lan hiện nay trên biển đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thủy, hải sản như: Có khoảng 300 loài sinh vật biển đã bị vướng hay ăn phải các mảnh của rác thải nhựa trên biển, nó gây phá hủy tế bào, và tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc khiến cho tắc khí quản gây ngạt thở cho thủy hải sản. Theo thống kê của các nhà khoa học, bình quân trong mỗi một con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đó chính là nguyên nhân gây tử vong cho rất nhiều loài động vật biển, gây phá huỷ và làm suy giảm đa dạng sinh học và khiến cho thay đổi cấu trúc, cũng như thành phần của hệ sinh thái biển.
Đối với con người
- Rác thải nhựa khi bị thải ra môi trường hoặc chôn lấp, theo thời gian nó sẽ bị phân hủy thành những mảnh nhựa với nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, hay pico… Các mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, vào môi trường và không khí… khiến cho những loài sinh vật biển ăn, sau đó lại chính con người ăn phải, và đưa chúng vào cơ thể.
- Còn riêng với những loại rác thải nhựa xử lý bằng phương pháp đốt, sẽ sinh ra các loại khí độc như: khí dioxin, furan… ảnh hưởng lớn đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ra ung thư.
- Trong 1 số loại túi nilon có thể lẫn cả lưu huỳnh, hoặc dầu hỏa nguyên chất… vì thế khi đốt cháy chúng mà gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric gây ra các trận mưa axit vô cùng nguy hiểm đối sức khỏe con người và sinh vật.
- Hiện nay còn nhiều sản phẩm nhựa chất lượng kém được sản xuất với số lượng rất lớn, trong quá trình sử dụng chúng sẽ sản sinh ra BPA – đây là một chất độc hại và gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người ví dụ như vô sinh, hay tiểu đường thậm chí gây ra ung thư…
04 phương pháp để giảm lượng rác thải nhựa thải ra môi trường
Thay đổi bắt đầu từ thói quen sử dụng ống hút nhựa, hộp đựng thực phẩm dùng một lần, và đồ uống đóng trong chai nhựa, đựng trong hộp nhựa
Sử dụng ống hút nhựa, hay hộp xốp dùng một lần, các đồ uống đóng chai,… có những tiện lợi nhất định, nhưng nó lại tạo ra một lượng rác thải không hề nhỏ. Thay vì sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống đóng sẵn bán ở các quán xá bên ngoài, các bạn hãy thay đổi bằng cách ăn uống tại nhà hoặc mang các đồ vật đựng thực phẩm có thể dùng nhiều lần.Hạn chế sử dụng kẹo cao su:
Kẹo cao su được sản xuất từ nhựa cây chicle là một loại cao su tự nhiên. Nhưng khi các nhà khoa học có thể tạo ra cao su tổng hợp thì các nhà sản xuất bắt đầu dùng nó để thay thế cho cao su thiên nhiên vì tính kinh tế của chúng. Bởi vậy, khi bạn ăn kẹo cao su, bạn không chỉ đang nhai nhựa, mà còn có thể là nhựa độc hại vì polyvinyl acetate được sản xuất, bắt nguồn từ vinyl axetat – một chất hóa học gây ra các khối u trên những con chuột từng dùng làm thí nghiệm, chưa kể nó còn tăng nguy cơ liên quan đến răng miệng nếu bạn sử dụng những loại kẹo cao su kém chất lượng.
Thay vì vứt rác thải thực phẩm hữu cơ vào thùng rác thông thường, hãy sử dụng thùng ủ rác hữu cơ để biến rác thải thành phân bón cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường.
Sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn thay vì dùng khẩu trang y tế một lần
Trong tình hình dịch Covid – 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, mọi người nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người. Nên thay vì sử dụng khẩu trang y tế một lần, bạn hãy sử dụng loại khẩu trang vải kháng khuẩn, để có thể giặt sạch và tái sử dụng. Như vậy là bạn đã và đang góp phần nhằm giảm thiểu lượng rác thải khẩu trang y tế ra môi trường rồi đấy!
Tái chế các loại rác thải nhựa thành các vật dụng có ích
Bằng những đôi bàn tay khéo léo và 1 chút sáng tạo, bạn hoàn toàn có thể biến hóa những chai nhựa bỏ đi thành các hộp đựng bút xinh xắn hoặc có thể tận dụng chúng để làm các chậu trồng hoa ngộ nghĩnh, trồng rau sạch cho gia đình. Các túi nilon nhiều màu sắc bạn có thể biến chúng thành những bông hoa rực rỡ sắc màu để trang trí trong phòng,… hãy tái chế và tận dụng rác thải nhựa thay vì bỏ chúng ra bãi rác bạn nhé!
Để đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế rác thải nhựa tràn lan, các khu vực công cộng nên trang bị thùng rác 240 lít, thùng rác có nắp phân loại theo từng loại rác thải và đặt ở những vị trí dễ nhìn, dễ sử dụng.
Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và “Nói không với rác thải nhựa”. Mỗi cá nhân có ý thức chấp hành tốt, và nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành 1 nét văn hóa đẹp, và chung tay cùng nhau để tạo nên một môi trường xanh – sạch – đẹp các bạn nhé!
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.