Định nghĩa và tác hại của rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là gì cũng như các tác hại của rác thải sinh hoạt đang là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây cũng là vấn đề rất nan giải, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người, cần được sự quan tâm và tìm cách giải quyết. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Rác thải sinh hoạt là gì?
Trước khi chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm rác thải sinh hoạt, bạn cần phải hiểu được rác thải là gì? Rác thải là những loại chất thải hay phế liệu sau khi được sử dụng thải ra môi trường bên ngoài. Rác thải được chia thành rác thải sinh hoạt, rác thải từ công nghiệp, rác thải nông nghiệp và rác thải chăn nuôi. Ở bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu về khái niệm rác thải sinh hoạt.
Rác thải sinh hoạt bao gồm các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, và sản xuất của con người và động vật. Rác được phát sinh từ các hộ gia đình, các khu công cộng, tại các bệnh viện, hay các khu xử lý chất thải… Rác thải sinh hoạt do chính con người thải ra môi trường trong đời sống hàng ngày như túi, bao nilon, thức ăn thừa, các loại vỏ của trái cây hay các đồ vật bị hư hỏng, và không thể sử dụng được.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Theo các quy định về môi trường, Rác thải sinh hoạt thường được phân thành 3 loại chính như sau:
- Rác thải hữu cơ: Rác hữu cơ là loại rác dễ dàng phân hủy và có thể tái chế lại để đưa vào sử dụng phục vụ cho việc chăm bón hoặc làm thức ăn cho động vật. Ví dụ các loại hoa, cỏ, lá cây không được con người sử dụng hoặc bị hư thối sẽ trở thành rác thải trong môi trường. Nguồn gốc của nó là từ phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được thức ăn; phần thực phẩm bị thừa hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng nữa cho con người;
- Rác thải tái chế: Rác tái chế là loại rác thải khó phân hủy nhưng nó có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ con người. Ví dụ như các loại giấy vụn, hay các loại chai hộp/ lọ/ vỏ lon của thực phẩm bỏ đi, …
- Rác thải vô cơ: Rác vô cơ là những loại rác thải không thể sử dụng được nữa đồng thời cũng không thể tái chế được mà chỉ còn cách đem đi xử lý bằng cách mang chúng ra các bãi chôn lấp rác thải. Nguồn gốc của nó là từ các loại vật liệu xây dựng đã qua sử dụng và không thể sử dụng hoặc bị bỏ đi: gồm các loại như bao bì dùng để bọc bên ngoài chai/ lọ/ hộp thực phẩm; túi nilon, túi đựng, hay hộp chứa được bỏ đi sau khi con người dùng để đựng thực phẩm và 1 số loại vật dụng hay thiết bị trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tác hại của rác thải sinh hoạt:
Bên cạnh khái niệm, hiểu biết về rác thải sinh hoạt, thì tác hại của chúng đến môi trường cũng đang trở thành một vấn đề nhức nhối hiện nay. Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng lớn tới nhiều mặt của môi trường, đây là một trong những nguyên nhân chính và làm ra tăng tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tác hại của chúng đến các môi trường như sau:
Ảnh hưởng đến môi trường nước: chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài động vật sống trong nước khiến cho hệ sinh thái đa dạng tại sông ngòi và biển đang dần dần mất đi. Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường nước bị ô nhiễm.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Rác thải sinh hoạt khi được chôn xuống đất sẽ gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học
Đặc biệt hiện nay, túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Yếu tố này tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Ảnh hưởng đến cảnh quan
Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Việc vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.
Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh
Những công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…
Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…
Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?
Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường; là một trong những nguyên nhân chính gây ra và làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm môi trường. Với số lượng rác thải thu gom hàng ngày khổng lồ, việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác.
Phân loại rác tại nguồn sẽ giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho toàn dân, đơn giản trong việc triển khai xử lý tập trung: đốt, tái chế và tạo ra nguồn nguyên liệu hữu cơ cho sản xuất phân bón.
- Tổ chức thu gom, vận chuyển rác sẽ giúp giảm 50% lượng rác cần thu gom, vận chuyển và đơn giản hóa việc tổ chức phương tiện, khối lượng cần thu gom.
- Xử lý rác thải để không còn ô nhiễm không khí do phân hủy hữu cơ; Tái sử dụng rác hữu cơ ngay tại nguồn phát thải.
- Để việc phân loại rác thải dễ dàng và tiện lợi hơn, mỗi gia đình nên trang bị cho mình những chiếc thùng rác inox nắp lật riêng biệt cho từng loại rác thải.
Số lượng rác thải sinh hoạt ngày một nhiều hơn, trong khi các bãi rác xử lý rác thải và các công ty vệ sinh với chức năng xử lý rác thải luôn trong tình trạng quá tải. Do vậy, giải pháp có thể thực hiện bây giờ chính là phải nâng cao ý thức trong việc phân loại rác thải sinh hoạt: tại gia đình, từ đó góp phần giảm áp lực cho các bãi rác.
Việc sử dụng thùng rác phân loại sẽ giúp cho việc vứt rác trở nên dễ dàng và chính xác hơn, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Việc xử lý rác thải sinh hoạt luôn là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và quá trình sản xuất kinh doanh của con người. Nó sẽ làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì thế mà tại sao mỗi hộ gia đình nên tự xử lý rác thải sinh hoạt.
Với thói quen của nhiều người dân tại Việt Nam chính là bỏ chung tất cả các loại rác sinh hoạt bao gồm thực phẩm thừa, vật tư hư hỏng,.… Rác thải sinh hoạt hiện nay vẫn chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì cứ vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện., rác thải đều bị bỏ chung trong một thùng rác có nắp đậy mà không cần biết trong số chất thải sinh hoạt hàng ngày có loại có thể đưa vào tái chế và sẽ phục vụ cho cuộc sống con người.
Vì vậy, việc phân loại rác tại hộ gia đình là một việc làm rất có ý nghĩa, rất cần thiết và dễ dàng hơn rất nhiều so với phân loại ở bãi rác tập trung. Mỗi gia đình có thể tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ thông qua việc tái chế và tái sử dụng các vật dụng hư hỏng; đồng thời, việc phân loại rác tại hộ gia đình còn góp phần làm giảm khối lượng chất thải rắn đổ về các bãi rác, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái đang ngày một xuống cấp đến mức báo động như hiện nay!
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.