Chất thải y tế là gì? 5 quy trình xử lý chất thải y tế hiện nay
Theo thông tin tổ chức y tế thế giới WHO cung cấp, các loại hoạt động y tế mà tạo ra chất thải không nguy hại chiếm gần 85% tổng lượng chất thải trong y tế. Đồng nghĩa với, chất thải nguy hại chiếm khoảng 15% tổng lượng chất thải. Những chất thải y tế nguy hại này thường là các loại chất độc, chất lây nhiễm hoặc phóng xạ. Để tìm hiểu cách xử lý rác thải y tế đúng tiêu chuẩn như thế nào chúng ta hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Chất thải y tế là gì?
Rác thải y tế là các sản phẩm phụ của quá trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe. Chúng thường bao gồm các hoạt động như phẫu thuật, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm và bệnh viện. Những chất thải này gồm các sự vật có thể tiếp xúc với cơ thể con người trong quá trình nghiên cứu, chẩn đoán, cũng như điều trị và sử dụng thuốc. Một vài chất thải được tạo ra như: kim tiêm, ống tiêm, vật liệu băng bó, mẫu chẩn đoán, hoặc vật liệu phóng xạ, thiết bị y tế, hay dược phẩm, hóa chất và máu đã qua sử dụng.
Phân loại rác thải y tế
Có rất nhiều loại rác thải y tế. Chúng thường được phân loại tùy thuộc vào vật liệu cấu thành và phương pháp xử lý. Hiện nay, có 4 loại rác thải y tế lớn bao gồm: Chất thải thông thường, rác thải lây nhiễm, rác thải nguy hại và rác thải phóng xạ.
Rác thải y tế thông thường: gồm các đồ vật sắc nhọn, và thường chúng là những vật như lưỡi dao, dao cạo, kim tiêm tùy thuộc vào phương thức chúng được sử dụng. Nếu chúng được sử dụng vào mục đích khác nhau thì cũng sẽ được phân loại khác nhau. Vì vậy, đôi khi các vật dụng sắc nhọn này cũng nằm trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm. Để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho môi trường khu vực y tế, các loại thùng rác 60lit có nắp đậy kín nên được sử dụng để thu gom rác thải y tế thông thường.
Rác thải y tế lây nhiễm: gồm các bộ phận trên cơ thể người như dịch cơ thể và các mô, hoặc dịch cấy và gạc. Tuy nhiên có khi những vật liệu này được coi là chất thải trong giải phẫu hoặc chất thải nguy hại trong sinh học.
Một số loại thuốc được phân loại là chất thải y tế nguy hại. Ví dụ như thuốc hay vắc xin đã hết hạn. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được những loại rác thải y tế khác nhau để từ đó có thể phân loại chúng sao cho phù hợp nhằm bảo vệ con người và xử lý chúng an toàn.
Những chất thải y tế khác nhau đòi hỏi các cách xử lý phù hợp. Cần đảm bảo bất kỳ vật liệu lây nhiễm nào đều đặt đúng nơi quy định, nhằm không lây lan cho cộng đồng. Để đảm bảo việc phân loại rác thải y tế được diễn ra hiệu quả, các cơ sở y tế cần bố trí đầy đủ các loại thùng rác y tế có kích cỡ và màu sắc phù hợp, được dán nhãn ghi rõ loại rác thải được phép chứa bên trong. Một vài rác thải y tế sẽ được xử lý tại bãi chôn lấp. Tuy nhiên, một số loại lại yêu cầu xử lý chuyên biệt, như trong lò đốt. Việc tiêu hủy chúng phải đảm bảo tất cả các dấu vết của nhiễm trùng hoặc mầm bệnh đều bị tiêu diệt hoàn toàn.
Rác thải y tế nguy hại: là chất thải thường ở dưới dạng hóa chất. Bao gồm các chất thải nguy hiểm thường được tạo ra từ dung môi hoặc thuốc thử của phòng thí nghiệm. Ví dụ Như chất khử trùng, chất tẩy rửa y tế và kim loại trong y tế.
Ngoài ra còn gồm những chất thải như bã thuốc mà có thành phần đột biến gen, quái thai hoặc gây ung thư. Những chất thải này được đánh giá là có nguy hại rất lớn tới tế bào trong cơ thể, chúng có thể có các yếu tố đã bị ô nhiễm do cùng 1 loại thuốc. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải y tế, các cơ sở y tế nên trang bị thùng rác 240 lít có nắp đậy kín, có bánh xe đẩy và được phân loại theo màu sắc theo quy định của Bộ Y tế.
Rác thải y tế phóng xạ: là loại chất thải xuất phát từ các trung tâm xạ trị ung thư và X-quang. Khi 1 hạt nhân phóng xạ mà tiếp xúc với các tia này, sẽ tạo ra chất thải phóng xạ.
Hậu quả của việc xử lý chất thải y tế không đúng cách
- Dẫn đến các thương tích do kim tiêm cũng như các vật sắc nhọn khác gây ra.
- Có thể gây nhiễm trùng từ các vật dụng đã bị ô nhiễm. Hiện nay, các trung tâm y tế thế giới báo cáo có hơn 1.7 triệu ca bị nhiễm viêm gan B do lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với kim tiêm không được khử trùng.
- Tiếp xúc có thể gây chết người đối với các chất dược lý, hóa chất nguy hiểm như thuốc độc tế bào, hay dioxin và các kim loại nặng ví dụ như thủy ngân.
- Hóa chất độc hại khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí và tác động đến các sinh vật sống trong môi trường đó.
- Gây ra Ô nhiễm không khí khi đốt rác thải y tế không theo quy định.
5 quy trình xử lý chất thải y tế hiện nay
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp đang được áp dụng để xử lý rác thải y tế. Tuy nhiên, không phải cách thức nào cũng có hiệu quả và an toàn. Dưới đây là 1 số phương pháp xử lý rác thải y tế phổ biến:
- Phương pháp khử trùng: Phương pháp này sẽ sử dụng các chất khử trùng để có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus có trong rác thải y tế. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại có trong rác thải y tế.
- Phương pháp tái chế: Phương pháp này thường sử dụng các kỹ thuật dùng để tái chế rác thải y tế thành các loại vật liệu mới mà có thể sử dụng được. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ đòi hỏi quy trình phức tạp hơn và chi phí rất cao.
- Bỏ rác thải y tế tại đất trống hoặc chôn lấp: Phương pháp này trước đây hay dduwwocj sử dụng do đơn giản và giá rẻ nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có thể lan truyền các loại bệnh truyền nhiễm.
- Phương pháp Chiếu xạ vi sóng: là phương pháp sử dụng sóng tần số để làm tiệt trùng các vi khuẩn. Phương pháp này thường đòi hỏi chi phí đầu tư vận hành cao.
- Phương pháp Đốt cháy rác thải y tế: Phương pháp này hiện nay thường được sử dụng để xử lý các rác thải y tế không tái chế được. Tuy nhiên, phương pháp này lại tạo ra khí thải độc hại và không gian dùng để chứa rác thải y tế đã qua xử lý có thể gây ô nhiễm môi trường. Đây là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, sử dụng các lò đốt rác thải y tế để đốt cháy chất thải, và khí thải tạo ra sẽ được qua một lớp xử lý khí trước khi nó được đưa ra ngoài môi trường.
Rác thải y tế hay chất thải y tế là 1 vấn đề nghiêm trọng cần được quan tâm và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Vì vậy, Việc phân loại và xử lý rác thải y tế là rất quan trọng để có thể giảm thiểu tác động của nó đến môi trường cũng như sức khỏe con người. Chúng ta cần quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp xử lý rác thải y tế hiệu quả, hiện đại và đúng cách để có thể giữ gìn một môi trường sống khỏe, trong lành cho xã hội cho cộng đồng.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.