Hướng dẫn cách tìm msds của hóa chất dễ dàng nhất
MSDS là gì?
MSDS là từ viết tắt của Material Safety Data Sheet, dịch ra tiếng việt có nghĩa là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu hóa chất.
Thực chất đây là tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật an toàn hóa chất liên quan đến vấn đề sức khỏe con người khi chúng ta tiếp xúc với chúng cũng như trong quá trình quá trình vận chuyển, lưu trữ và sử dụng. Những hóa chất có thể gây nguy hại dẫn đến tình trạng sơ cứu khẩn cấp đối với người lao động tiếp xúc với chúng.
Tuân theo MSDS giúp ta biết được mức độ nguy hiểm của các vật liệu thông qua các ghi chú của người thực hiện đảm bảo an toàn. Nhờ đó, người lao động hiểu rõ được hiểu rõ các trình tự để làm việc an toàn hoặc sẽ có biện pháp xử lý sơ cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp tùy thuộc vào đặc điểm nguy hại và nguy hiểm của từng sản phẩm hoặc vật liệu đang sử dụng.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất hóa chất có thể in MSDS trực tiếp lên màng co bao phủ sản phẩm. Điều này giúp người sử dụng dễ dàng truy cập thông tin an toàn mà không cần phải tìm kiếm MSDS riêng biệt.
Mục đích của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.
Tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia mà MSDS có quy cách thiết kế và nội dung thể hiện khác nhau (nhưng vẫn phải đáp ứng được những nội dung cơ bản mà một MSDS cần phải có). MSDS có thể được viết, in hoặc thể hiện bằng bất cứ hình thức nào được pháp luật công nhận.
Như phân tích ở trên, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất có công dụng như một lời cảnh báo. Cụ thể:
- Đánh giá rủi ro liên quan đến quy trình xử lý, cất giữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng của vật liệu hoặc hóa chất
- Cung cấp thông tin và quy tắc cần thiết để thao tác với vật liệu hoặc hóa chất theo cách an toàn, hiệu quả. Ví dụ: cần lựa chọn thùng nhựa hoá chất phù hợp. Ví dụ, thùng nhựa HDPE thích hợp cho các loại axit, dung môi hữu cơ, trong khi thùng nhựa PVC phù hợp cho các loại hóa chất kiềm.
- Hướng dẫn về thông tin nội dung chính liên quan đến hóa chất và tầm quan trọng của các thông tin có trên MSDS
- Khuyến nghị và chỉ dẫn xử lý khi có sự cố không mong muốn xảy ra.
Nội dung của MSDS
Thông thường danh mục của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau mà mọi người cần biết:
Tên gọi của hàng hóa:
Tên gọi của sản phẩm hoặc chất hóa học được xác định theo tên kinh doanh trên nhãn của nhà cung cấp, theo tên nhập khẩu hay xuất khẩu, tên hóa học hoặc tên gọi khác kèm với các chỉ số đăng ký CAS,…
Nội dung này bao gồm cả địa chỉ và số điện thoại liên hệ khẩn cấp của đơn vị cung ứng
Các thuộc tính vật lý của sản phẩm:
- Trạng thái tồn tại của sản phẩm hoặc vật liệu.
- Trọng lượng, điểm sôi và điểm đóng băng, tỷ lệ bốc hơi,…..
- Độ pH phản ánh về tính chất ăn mòn hoặc độ nhạy cảm, kích thích của chất, sản phẩm.
- Hoặc các thông tin cơ bản như màu sắc, mùi vị, khối lượng, nhiệt độ, điểm nổ, nguy hiểm về cháy nổ: được đánh giá theo thang điểm của NFPA từ 0 -> 4…
Nhằm mục đích xác định trạng thái của chất đó trong quá trình khi sử dụng, cất giữ hoặc nếu tràn và cách phản ứng với các sản phẩm khác
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
- Xác định tác hại của sản phẩm nếu tiếp xúc trong thời dài, tác động mãn tính hay cấp tính
- Khả năng xâm nhập vào cơ thể của người tiếp xúc hóa chất
- Các tác động đến cơ quan của cơ thể người như: mắt, hệ hô hấp, khả năng gây dị ứng, ung thư …
- Giới hạn phơi nhiễm mà người lao động có thể tiếp xúc trong trạng thái không có thiết bị bảo hộ nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến cơ thể (tính cả nồng độ có trong không khí của chất độc hại dưới dạng không khí, hơi, sương, khói hay bụi)
- Khuyến nghi thiết bị bảo hộ cá nhân nếu vượt qua giới hạn phơi nhiễm.
- Đánh giá về sức khỏe của người tiếp xúc với các hóa chất.
Thông tin mô tả biện pháp phòng ngừa:
- Chỉ dẫn cách sử dụng an toàn, xử lý bảo quản sản phẩm mặt hàng hóa chất, sản phẩm hoặc vật liệu này.
- Đề nghị các biện pháp bảo hộ cá nhân, thiết bị an toàn khi sử dụng. Ví dụ khi làm việc với phuy nhựa chứa hóa chất, sử dụng găng tay được làm từ vật liệu chống hóa chất phù hợp với loại hóa chất được đựng trong phuy.
- Hướng dẫn làm sạch trường trường hợp đổ, vỡ.
- Thông tin về quy cách cũng như cách xử lý chất thải.
Thông tin mô tả biện pháp sơ cứu
- Các biện pháp sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp khi con người tiếp xúc với sản phẩm.
- Các bước cấp cứu theo kiến thức y khoa, đúng trình tự.
- Hồ trợ lập kế hoạch xử lý cho trường hợp khẩn cấp
- Một số thông tin liên quan đến xử lý tình sơ cứu nạn nhân khác.
Hướng dẫn tra cứu MSDS của hóa chất
Cách tra cứu MSDS của hóa chất rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào link: http://www.ilpi.com/msds/index.html
Tiếp theo bạn bấm Ctrl + F để tìm tên hóa chất muốn tra cứu và tải file về để xem.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.