Các loại nhựa an toàn và cách chọn nhựa
Các loại sản phẩm bằng nhựa trở nên vô cùng phổ biến trong đời sống con người ngày nay. Đi cạnh với đó là tác hại khó lường của chúng. Để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rác thải nhựa lên môi trường sống và cũng như tiết kiệm chi phí, chúng ta đang không ngừng tìm mọi cách để có thể tái chế chúng. Nhưng liệu các bạn đã biết loại nhựa nào là an toàn để có thể vận hành một chu trình tái sử dụng hay không?
Các loại nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay.
Hiện nay hai loại nhựa phiến chính là nhựa vô cơ và nhựa hữu cơ. Nhựa vô cơ có đặc tính cứng, màu trắng đục, không cho ánh sáng xuyên qua. Loại nhựa này an toàn vì có xuất phát điểm từ các loại nguyên liệu thiên nhiên. Nhựa hữu cơ rất phổ biến bởi giá thành và tính ứng dụng cao đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất vật đựng, chúng được chia thành 7 loại nhựa như sau, và mỗi loại nhựa sẽ có ký hiệu riêng phân biệt thường được in dưới đáy hộp:
Mã số 1: Polyethylene terephthalate (viết tắt PETE hay PET).
Mã số 2: HDPE (nhựa high-density polyethylene)
Mã số 3: Polyvinyl chloride (viết tắt PVC), còn gọi nhựa vinyl (V).
Mã số 4: Low-density polyethylene (LDPE).
Mã số 5: Polypropylene (PP).
Mã số 6: Polystyrene (PS).
Mã số 7: Polycarbonate (PC) hoặc các loại nhựa khác.
Nhìn chung khi nghĩ đến nhựa chúng ta sẽ thầm mặc định rằng chúng sẽ có tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu biết phân biệt các loại nhựa và sử dụng đúng cách, đúng mục đích thì chúng cũng không có quá nhiều tai hại như ta vẫn tưởng.
Các loại nhựa không thể tái chế, sản sinh ra chất độc khi tái sử dụng.
Trong số 7 loại nhựa nêu trên không phải loại nhựa nào cũng an toàn đối với sức khỏe con người. Mà có những loại bạn không thể tái chế nếu vì chúng có thể sản sinh ra các hoạt chất gây ung thư hoặc ảnh hưởng tới hoóc môn sinh sản.
Loại đầu tiên không thể tái chế chính là loại nhựa mang ký hiệu số 3: Polyvinyl chloride (PVC). Đây là một loại nhựa độc hại vì chúng chứa các chất hóa học hình thành lên tế bào ung thư như: BPA, phthalates, chì, dioxins, thuỷ ngân và cadmium.
Loại thứ hai cũng không thể tái chế đó chính là loại nhựa mang ký hiệu số 6: Polystyrene (PS). Loại nhựa này tương đối độc hại và khi gặp nhiệt độ cao chúng có thể biến đổi thành nhưng chất có hại, gây ung thư. Do đó, bạn tuyệt đối không nên tái sử dụng loại nhựa này hoặc dùng chúng để bảo quản đồ ăn trong một thời gian dài. Ví dụ: khay nhựa đựng xốp trắng thường được sử dụng để đựng thịt, trái cây trong siêu thị. Loại khay nhựa này thường được làm từ nhựa polystyrene (PS) – loại nhựa mang ký hiệu số 6. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ví dụ như khi đựng thức ăn nóng hoặc hâm nóng trong lò vi sóng, nhựa PS sẽ giải phóng chất styrene – một chất gây ung thư cao. Do đó, tuyệt đối không nên tái sử dụng khay nhựa PS để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.
Loại thứ 3 đó chính là ký hiệu số 7 – nhựa ABS hoặc Các loại nhựa khác. Các loại nhựa này thường chứa chất BPA – hợp chất hóa học có thể gây vô sinh, tiểu đường và thậm chí nguy hiểm hơn là căn bệnh ung thư. Bạn có thể bắt gặp chúng ở đĩa Blu-ray, bình đựng nước lớn, đĩa DVD,….
Các loại nhựa còn lại lần lượt mang ký hiệu 1, 2, 4, 5 nếu biết cách sử dụng sao cho phù hợp với đặc tính của chúng thì vừa tiện lợi mà vừa an toàn đối với sức khỏe của bạn.
Ví dụ: thùng nhựa đựng đồ là một vật dụng quen thuộc trong gia đình. Tuy nhiên, không phải loại thùng nhựa nào cũng an toàn để đựng thực phẩm. Theo khuyến cáo, bạn nên sử dụng thùng nhựa được làm từ nhựa PET (mã số 1) hoặc HDPE (mã số 2) để đựng thực phẩm. Tránh sử dụng thùng nhựa được làm từ PVC (mã số 3) hoặc Polystyrene (mã số 6) vì chúng có thể sản sinh ra chất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thực phẩm có tính axit.
Những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa
Bạn nên tạo dựng thói quen sử dụng các đồ vật bằng nhựa vô cơ vì vì loại nhựa này thường ít gây độc hại hơn so với nhựa hữu cơ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày không thể tránh khỏi việc gặp phải những loại đồ vật làm bằng nhựa hữu cơ vì chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nên bạn phải nắm được đặc tính của từng loại để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.
Tránh việc tái sử dụng các loại nhựa mỏng.
Thông thường, các loại chai đựng nước ngọt hay hộp nhựa mỏng thường được làm từ loại nhựa dùng một lần. Do đó việc sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần và để chai tiếp xúc nhiều với ánh nắng, nhiệt độ cao…, các loại hóa chất gây hại cho cơ thể có thể bị phân hủy và ngấm vào thực phẩm, nước uống đựng trong chai. Đồng thời, các loại nhựa này cũng rất khó để có thể làm sạch vì chất liệu của chúng là nhựa xốp, thực phẩm rất dễ len lỏi vào chúng mà chúng ta không thể làm sạch được. Về lâu về dài thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, để việc phân loại và xử lý rác thải nhựa hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại thùng rác được phân chia theo màu sắc. Việc phân loại rác thải nhựa đúng cách sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Tránh dùng đồ nhựa tiếp xúc nhiệt độ cao
Trên thực tế vẫn có các loại nhựa chuyên dùng cho lò vi sóng, hoặc dùng để đựng đồ ăn nóng. Tuy nhiên, nếu không thể phân biệt các loại nhựa này thì khuyên bạn nên tránh hoàn toàn việc sử dụng chất liệu nhựa dưới tác động nhiệt độ cao. Nguyên nhân là vì dưới nhiệt độ cao, các hóa chất độc hại ví dụ như: monostyren, BPA,… có trong nhựa hữu cơ bị phân tách và âm thầm ngấm vào đồ ăn của bạn. Gây tổn hại nghiêm trọng đến gan và là yếu tố làm gia tăng sự hình thành của các tế bào ung thư
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.