FCA là gì? [Chi tiết] điều kiện giao hàng FCA trong Incoterms
FCA là một trong những điều kiện giao hàng tương đối phổ biến trong vận chuyển quốc tế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chi tiết điều kiện giao hàng FCA, cũng như ưu điểm và nhược điểm của nó.
Điều kiện giao hàng FCA là gì?
FCA là một điều khoản thuộc Incoterms, nó là viết tắt của từ Tiếng Anh Free Carrier. Có nghĩa là “Giao hàng cho người chuyên chở”, tức là trách nhiệm của người bán là giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua ở tại cơ sở của người bán, hoặc là ở nơi đã thỏa thuận tại nước người bán. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi mà giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua thuê.
Người mua sẽ có trách nhiệm là thuê phương tiện vận tải nội địa để đến địa điểm đã chỉ định ở nước người bán lấy hàng. Tiếp đó là vận chuyển hàng qua cảng, nếu đi bằng đường hàng không thì chuyển ra sân bay, còn đi bằng đường biển thì chuyển hàng ra cảng biển.
Người bán phải thực hiện bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa của bên mua chỉ định. Đồng thời họ cũng sẽ phải làm các thủ tục để thông quan xuất khẩu hàng hóa. Còn người mua thì sẽ phải chịu trách nhiệm book cước vận chuyển quốc tế, từ nước bán sang nước mua.
Chú ý là hai bên cần phải nêu rõ ra địa điểm giao hàng chỉ định. Người mua sẽ phải chịu mọi chi phí, cũng như là rủi ro từ lúc nhận hàng ở địa điểm chỉ định đến khi về kho của mình.
Những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của điều kiện giao hàng FCA
Ưu điểm
- Người bán có thể nâng cao giá bán hàng hóa, bởi vì chi phí phát sinh cộng khi bên bán thực hiện thêm trách nhiệm của mình.
- Người mua cũng sẽ có cơ hội nắm được các chi phí thật sự trong vận chuyển, cùng các chi phí bốc xếp hàng hóa đến điểm đến. Không để xảy ra trường hợp các chi phí bị người bán phổi phồng lên.
- Đặc biệt người mua không cần quá lo lắng và áp lực trong việc có được giấy phép xuất khẩu theo quy định. Bởi trách các trách nhiệm thông quan này đã được người bán lo liệu rồi.
- FCA phù hợp với các loại hàng hóa được đóng gói sẵn như thùng phi, bao, kiện,… giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng và thất thoát hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Nhược điểm
- Bất cứ phát sinh nào xảy ra giữa người bán và người mua thì người bán sẽ phải bị tính phí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bán sẽ phải chịu thêm nhiều rủi ro.
- Trách nhiệm của người bán chấm dứt khi mà hàng hóa đã được thực hiện thông quan. Còn người mua sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm cho lô hàng, đồng thời là chịu các rủi ro về sau trong toàn bộ cả quá trình chuyển tải hàng hóa.
- Người mua cần phải có sự chủ động nhiều hơn, họ cần cung cấp chính xác cho người bán địa điểm giao hàng thật rõ ràng. Bên cạnh đó, người mua cũng chính là người đứng ra sắp xếp vận chuyển cho lô hàng.
Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện giao hàng FCA
Dưới đây là trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện giao hàng FCA.
Trách nhiệm người bán
- Cung cấp hàng hóa đúng với hợp đồng đã ký kết, cũng như là giao hàng tại địa điểm đã quy ước. Trong trường hợp hai bên không có địa chỉ rõ ràng, sẽ giao hàng tại địa điểm đã báo trước cho người vận chuyển hoặc tại một địa điểm quen thuộc.
- Trong điều kiện giao hàng FCA, người bán có thể chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa lên pallet theo yêu cầu của người mua. Tuy nhiên, điều này cần được ghi rõ trong hợp đồng mua bán để tránh những tranh chấp sau này.
- Người bán phải hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu (đảm bảo an ninh hàng hóa, trả các loại lệ phí, thuế xuất khẩu,…).
- Thông báo các sự việc liên quan kịp thời cho bên mua.
- Có bác bằng chứng bắt buộc bàn hàng như là hóa đơn thương mại, giấy tờ xuất khẩu, giấy tờ chứng minh giao hàng,…
- Cung cấp bằng chứng đã giao hàng cho bên mua. Ví dụ: người bán cần đảm bảo hàng hóa được đóng gói cẩn thận trong thùng nhựa 200 lít hoặc bao bì phù hợp khác để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
Trách nhiệm người mua
- Trả tiền hàng hóa đầy đủ đúng như hợp đồng hai bên đã ký kết.
- Ký hợp đồng vận tải, cùng với đó là trả cước phí đầy đủ. Nếu trong trường hợp người bán làm hộ thì người mua cũng cần phải chịu trách nhiệm trả toàn bộ chi phí vận tải liên quan.
- Kết nối người bán với người vận tải, để hàng chuyển được trơn tru nhất.
- Nhận hàng, cùng với đó là chịu các chi phí tổn nhận hàng tại nơi quy định.
- Kiểm tra hàng hóa tại nơi nhận, hoặc là ủy quyền bên vận tải thực hiện giúp.
- Chịu mọi rủi ro, cũng như là tổn thất về hàng hóa kể từ lúc hàng hóa được giao cho người vận tải được chỉ định.
- Làm các loại giấy phép, thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa quá cảnh qua các nước trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thông tin điều kiện giao hàng FCA. Hy vọng với những điều này, sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều kiện giao hàng FCA cũng như áp dụng nó hiệu quả nhất.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.