Nhựa PA Là Gì? 4 Ứng Dụng Của Nhựa PA Trong Sản Xuất, Đời Sống
Là một trong những chất liệu nhựa hiện đại, có nhiều đặc tính ưu việt, các sản phẩm từ nhựa PA đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay.Vậy, Nhựa PA là gì? Chất liệu này có gì đặc biệt? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây!!!
Nhựa PA là gì?
Nhựa PA là viết tắt của Polyamide. Nếu được hỏi nhựa PA là gì? Người dùng có thể dễ dàng gọi loại nhựa này là nilon. Đây là một loại đại phân tử gồm các đơn vị liên kết amide được lặp đi lặp lại. Là loại nhựa nhiệt dẻo, khi bị tác động bởi nhiệt độ cao thì chúng bị chảy mềm, ngược lại khi bị làm nguội thì sẽ đóng rắn lại.
Hiện nay, nhựa Polyamide đang là chất liệu nhựa được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Bởi chất liệu này có nhiều ưu điểm, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều lịch vực sản xuất, đời sống.
Ưu điểm của chất liệu nhựa PA
Nằm trong nhóm 40 loại nhựa dẻo, nhựa PA đến này đã trở thành dòng nhựa dẻo thông dụng nhất hiện nay. So với những loại nhựa chịu nhiệt khác, chúng có những đặc tính ưu việt:
- Các sản phẩm làm từ nhựa PA có độ cứng và độ bền của chất liệu ở mức cao. Trong quá trình sử dụng, chúng chịu được lực va đập mạnh.
- Là nhựa dẻo, nhưng nhiệt độ để nhựa biến dạng ở mức cao (từ -40 độ C đến 120 độ C) nên có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời, sản phẩm từ loại nhựa này còn chịu ẩm tốt, khả năng bị mài mòn thấp.
- Sở hữu hệ số ma sát thấp, nhựa PA dễ nhuộm và in ấn thông tin lên bề mặt. Trong môi trường dung môi hữu cơ, các hạt nhựa có độ bền rất tốt.
- Khả năng cách điện, giảm tiếng ồn, giảm xóc của chất liệu nhựa này cũng được đánh giá cao khi được ứng dụng để sản xuất các chi tiết máy móc.
- Có tính nhẹ, bền, dễ gia công, có độ trơn bóng và đặc biệt là không độc hại khi tiếp xúc với thực phẩm.
Quá trình sản xuất các sản phẩm bằng nhựa cần màu sắc cũng thường xuyên sử dụng chất liệu này. Nhà sản xuất dễ dàng pha chế, tạo màu cho các sản phẩm.
Nhược điểm của nhựa PA
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng không vị thế mà dòng chất liệu này không có những nhược điểm. Nhựa PA có hai nhược điểm chính mà người dùng cần lưu ý khi chọn mua để sử dụng là:
- PA là loại nhựa chống axit kém. Chính vì vậy, người dùng không nên để chất liệu này tiếp xúc hay dùng để đựng axit.
- Tuy dễ dàng pha màu nhưng lại có độ bền màu kém. Đặc biệt, nếu sử dụng sản phẩm chất liệu này trong môi trường ô nhiễm thì độ bền của sản phẩm sẽ giảm đi nhanh chóng.
- Nhựa PA có khả năng chống thấm khí và oxy kém hơn nhựa PET.
Các ứng dụng của nhựa PA
Tùy vào nhu cầu công việc, sản xuất và cuộc sống mà người dùng có thể chọn mua nhựa PA dạng tấm hay dạng cây. Hiện nay, chất liệu quen thuộc này được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.
#1. Trong lĩnh vực oto:
Khi nhắc đến lĩnh vực sản xuất oto, chất liệu này được xem là chất liệu được sử dụng trong nhiều linh kiện quan trọng ở mọi thương hiệu oto.
Nhựa PA dùng được làm bánh răng trong chuyển động cân bằng, bộ lọc nhiên liệu, lưới lọc nhiên liệu, bình đựng dầu máy, nắp đậy lốc máy, vật dụng đựng đồ tiêu hao, bình đựng nước tản nhiệt…
Một số hãng còn dùng chất liệu nhựa này trong các linh kiện điều khiển, khởi động, đồ điện, ecu nối dây…
#2. Trong lĩnh vực đời sống:
Nhựa PA là gì có thể xa lạ với nhiều người. Nhưng thực chất các sản phẩm trong đời sống làm từ chất liệu này rất nhiều.
Chúng ta tiếp xúc hàng ngày như túi ni lông, màng bọc thực phẩm, áo mưa, cước câu cá, bàn ghế bằng nhựa, rèm cửa, thanh trượt…
#3. Trong ngành công nghiệp điện:
Có khả năng cách điện kết hợp với khả năng chịu nhiệt cao, nhựa PA được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện, điện tử nói riêng và ngành công nghiệp điện nói chung. Các sản phẩm như máy hút bụi, nồi bán dẫn, máy gia nhiệt cao, bánh răng công tác điện, phần vỏ và một số bộ phận bên trong của thiết bị điện… đều sử dụng chất liệu này…
#4. Các ngành nghề khác:
Để trở thành chất liệu nhựa được dùng phổ biến nhất hiện nay thì nhựa PA đã mang đến nhiều bước tiến mới cho các ngành công nghiệp. Trong nhiên liệu không khí, Chúng dùng để sản xuất ống khí xả. Tàu điện cần vỏ động cơ, ly hợp, bánh răng, căng xích từ nhựa PA. Sản xuất nội thất sử dụng chất liệu này để tạo hộp đựng túi khí.
Trong khi đó, lĩnh vực ngoại thất dùng để làm tay nắm cửa, vỉ nướng, vỏ bánh xe hay gương… Ngoài ra, nhựa PA còn được sử dụng rất nhiều trong thiết bị đầu nối CEE, tấm lót đường sắt, ống dẫn ngoài khơi, bánh xe lăn, vỏ chai thuốc, cánh quạt gió, đệm chống mài mòn, bảng điều khiển…
2 loại nhựa PA chính hiện nay
#1. Phân loại theo hình dạng
Khi tìm kiếm vật liệu này, người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy loại nhựa này hiện được đang bán với 2 loại phổ biến nhất là dạng tấm và dạng cây. Quá trình sản xuất của 2 loại này cũng khác nhau. Theo đó, nhựa PA dạng tấm được sản xuất bằng phương pháp đùn ép. Nhựa PA dạng cây được sản xuất nhờ phương pháp đúc.
Dạng tấm có nhiều màu sắc khác nhau: màu trắng (PA6), kem sữa (PA66), nâu đỏ (PA46), đen (PA66+GF30%), màu đen xám (PA66 + MOS2). Nhựa dạng tấm có độ dày đa dạng từ 1mm – 60mm, kích thước chiều rộng, dài cũng có nhiều loại như 600mm x 1200mm, 1000mm x 2000mm, 1100mm x 2200mm.
Dạng cây cũng có 5 màu sắc để người tiêu dùng lựa chọn: trắng ngà (MC), xám lam (MC901), xanh ( PA6+Dầu), đen xám (PA66 + MOS2), xám (PA6+ chất bôi trơn rắn). Tùy vào nhu cầu, người dùng có thể chọn dạng cây có kích thước từ Ø0,5 ~ Ø400 mm. Mỗi cây dài tùy vào khách hàng từ 300mm – 3000mm.
#2. Phân loại theo cấu trúc bên trong
Bên cạnh phân loại theo hình dáng thì trên thị trường cung cấp nhựa nilon thì còn có 2 tên gọi được sử dụng phổ biến là PA6 và PA66. Đây là hai chất liệu nhựa kỹ thuật nhưng có những điểm khác biệt.
Nhựa PA6 là loại polymer của Đức được tổng hợp bởi IG Schraker. Ông đã thử nghiệm vào năm 1939, dùng nguyên liệu caprolactam cùng với chất khởi đầu là axit aminocaproic. Sau khi thành công thì PA6 đã chính thức thương mại hóa vào năm 1943 bởi công ty Faben, Đức.
Xuất hiện trước PA6 vài năm, nhựa PA66 được nghiên cứu bởi Wallace Hume Carothers năm 1935. Thông qua phương pháp kéo sợi, quá trình sản xuất PA6 đã được tiến hành từ năm 1936 – 1937. Sản phẩm chính thức thương mại hóa vào cuối 1939 tại thị trường Hoa Kỳ nhờ Dupont.
Bên cạnh những ưu điểm và tính chất giống nhau của dòng nhựa PA thì mỗi loại PA6, PA66 có những hiệu suất khác nhau mà người dùng thường quan tâm như:
- Nhiệt độ nóng chảy: PA66: 260~265°C, PA6: 220°C.
- PA66 dễ gia công hơn, có độ bóng bề mặt, dải nhiệt độ rộng hơn nhưng lại có độ ổn định kích thước kém, tốc độ hấp thụ nước cao hơn PA6. Trong khi đó PA6 có khả năng tự bôi trơn, chống mài mòn tốt, khả năng chịu dầu, kháng hóa chất tốt.
- Tính cơ học: PA6<PA66
- Hiệu suất nhiệt trung bình: PA6<PA66
- Giá thành: PA6<PA66
- Điểm nóng chảy: PA66
- Chống chịu thời tiết: PA66
- Hấp thụ nước: PA66
- Thời gian ngưng tụ: PA66
- Hiệu suất đúc: PA66
Trong quá trình sản xuất, người dùng sử dụng nhựa PA6 và PA66 cần lưu ý các quy trình xử lý sấy, nhiệt độ ép khuôn, áp lực đùn của hai loại nhựa này.
Xử lý sấy:
Nếu là PA66 được giữ kín thì khi dùng không cần xử lý sấy. Còn nếu thùng chứa chất liệu được mở thì chỉ cần sấy bằng không khí nóng, khô với nhiệt độ ở 85°C. Trường hợp độ ẩm lớn hơn 0,2% thì cần sấy chân không từ 1 đến 2 giờ với nhiệt độ 105°C.
So với PA66, PA6 hấp thụ ẩm dễ dàng nên cần có quá trình xử lý sấy trước khi dùng. Quá trình bảo quản dù PA6 được đựng trong các vật liệu không thấm nước thì nắp thùng vẫn cần được đảm bảo giữ kín. Nếu độ ẩm vượt qua 0,2% thì người dùng cần sấy khô ở nhiệt độ 80°C trong không khí nóng từ 3 – 4 giờ. Nếu PA6 được đặt trong không khí thời gian hơn 8 giờ thì tiến hành sấy khô từ 1 – 2 giờ ở 105°C.
Nhiệt độ ép khuôn:
Nhiệt độ ép khuôn được xem là yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến độ kết tinh. Từ đó, tính chất vật lý, cơ học của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Khi nhiệt độ khuôn càng tăng thì độ bền, độ cứng của vật liệu tăng theo nhưng đồng thời độ dẻo dai cũng giảm đi.
Nhựa PA6 có mức nhiệt độ ép khuôn là 80 ~ 90°C, trong khi nhựa PA66 là 80°C. Tuy nhiên, kích thước của tấm nhựa PA cũng quyết định đến nhiệt độ khuôn khác nhau. Những loại có kích thước lớn, tấm nhựa mỏng thì cần nhiệt độ khuôn cao hơn. Nhiệt độ khuôn của loại cốt thép thủy tinh luôn phải lớn hơn 80°C, trong khi những tấm PA có độ dày khoảng 3mm thì chỉ dùng khuôn có nhiệt độ 20 ~ 40°C.
Áp lực và tốc độ đùn
Cả hai loại nhựa PA6 và PA66 có mức áp lực đùn rơi vào khoảng 750 – 1250 bar. Cả hai chất liệu này đều có tốc độ đùn cao. Tùy vào từng thiết kế và chất liệu mà áp lực đùn sẽ thay đổi phù hợp.
Nhựa PA là gì? Với những thông tin chi tiết trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi này. Hiện nay, PA là vật liệu nhựa được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong đời sống, sản xuất… Khi tìm hiểu các thông tin về ưu điểm, nhược điểm, phân loại, tính chất của dòng nhựa này thì bạn có thể yên tâm sử dụng và phát triển trong lĩnh vực của mình nhiều hơn.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.