Nhựa PS là gì? Nhựa PS có ứng dụng như thế nào trong sản xuất?
Nhựa PS là một trong những loại nhựa nguyên sinh có nhiều ưu điểm vượt trội. Nó cũng có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Vậy nhựa ps là gì? Các sản phẩm nào được làm từ loại nhựa này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng theo dõi để tìm hiểu kỹ hơn về loại nhựa này nhé!
Tìm hiểu chung về nhựa PS
#1. Khái niệm nhựa PS
Loại nhựa này được biết đến từ năm 1845, khi đó nó được tạo thành thông qua quá trình đốt nóng stiren trong ống thủy tinh ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Tuy nhiên, nó chưa được nghiên cứu nhiều cho đến năm 1937.
Nhựa PS (tên tiếng anh là Polystyrene) là một loại nhựa nhiệt dẻo. Cách tạo loại nhựa này thông quan quá trình phản ứng trùng hợp styren. Dạng nguyên sinh có thể tái chế được, khi ấy gọi là nhựa PS tái sinh.
Đặc điểm loại nhựa này cứng, màu trong suốt, không có mùi. Khi đốt cháy cho ngọn lửa không ổn định. PS có hai dạng đại diện phổ biến là HIPS và GPPS. Ngoài ra còn có dạng khác là ESP.
#2. Đặc tính hạt nhựa PS
Đặc tính vật lý của nó bề ngoài cứng, màu trong suốt, không mùi ,không vị. Vì thế các vật liệu từ PS có thể tạo màu rất dễ dàng, cho ra hình thức bên ngoài đẹp. Cách gia công sản phẩm cũng dễ dàng chỉ bằng phương pháp ép, phun đơn giản ở nhiệt độ khoảng 180°C – 200°C.
PS có khối lượng riêng là 1,05g/cm3, cứng, giòn, có khả năng chịu va đập thấp, dễ bị gãy, không chịu được nhiệt độ thay đổi của thời tiết.
Nhựa nguyên sinh Ps có đặc tính chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn khi làm nguội. Ngoài ra, chất Polystyrene có thể được kết hợp với phụ gia để mà cải thiện khả năng chịu tác động.
Đây là một trong những chất thuộc dòng nhựa nhiệt dẻo, họ Styrene, nên các nhóm nhựa thuộc họ Styrene cũng có đặc điểm tương tự như Acrylonitrin Butadien Styren (ABS), nhựa Styrene – Acrylonitrile (SAN), nhựa Styren – Butadien (SB)…
#3. Phân loại nhựa PS
#3.1 Nhựa EPS
Nhựa EPS (tên gọi tiếng anh là Expanded Polystyrene) hay được biết nhiều với tên mút xốp, được sản xuất dưới dạng hạt có chứa chất khí Bentan.
Các hạt EPS có thành phần tổng hợp từ 90 – 95% Polystyrene và 5 – 10% chất tạo khí như Pentane hay Carbon Dioxide và khi qua quá trình xử lý. Thông qua quá trình tổng hợp, các hạt EPS sẽ nở to giúp tăng kích thước và kết dính với nhau. Loại nhựa này có thể tạo ra được nhiều sản phẩm tùy mục đích sử dụng.
Nhựa EPS có đặc tính bền, không bị ảnh hưởng bởi ẩm mốc, khói bụi hay nhiệt độ. Chính vì vậy nó có khả năng cách nhiệt và cách âm rất tốt. Bên cạnh đó, khả năng chịu va đập mạnh hay các lực nén cũng rất tốt. Tính ứng dụng của loại nhựa này khá đa dạng.
#3.2 Nhựa HIPS
Nhựa HIPS là một trong những đại diện phổ biến nhất của PS. Đặc điểm của nhựa HIPS là cứng, có màu trong suốt, dễ tạo mày. Người ta sản xuất nó bằng cách cán màng hút định hình thông qua công nghệ ép ở các nhiệt độ từ 180°C đến 240°C . Ngày nay, nó ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi tính ứng dụng thiết thực hơn trong đời sống.
Nhựa HIPS có đặc tính nổi bật là không thấm nước (vì là nhựa dẻo Olefin). Người ta thường sấy ở nhiệt độ 60 độ C trong thời gian khoảng 1h để đạt được chất lượng khi sản xuất các thành phẩm. Loại nhựa này có độ giòn cao, độ kết kính chất lỏng Polystyrene cực kỳ thấp. Ngoài ra sản phẩm này rất dễ mang tĩnh điện và trên bề mặt dễ hút bụi.
Với khả năng chịu lực tốt, ngày nay người ta thường dùng nhựa HIPS để làm vỏ sản phẩm như xe máy, vỏ tivi; hay các loại sản phẩm đựng như hộp, khay đựng bánh kẹo, hũ sữa chua, các chén, cốc, đĩa dùng 1 lần.
#3.3 Nhựa GPPS
Nhựa GPPS cũng là loại phổ biến thuộc nhựa nguyên sinh PS, trong đó chứa các hạt General Purpose Polystyrene 525N, được sản xuất từ Polystyrene. Đặc tính vật lý bên ngoài thường có màu trắng trong tự nhiên, không mùi, không vị. Nhựa GPPS mang tính nhiệt dẻo, khá cứng, dễ bị tác động bởi nhiệt.
PS có tính chất nhiệt, cũng như là dẫn điện tốt, vì vậy mà nó được sử dụng như một vật liệu để cách nhiệt với mức chi phí thấp. Tính ứng dụng cũng khá linh hoạt, thường được sử dụng làm mặt đồng hồ treo tường, vỏ công tơ điện, khay hộp thực phẩm, làm lọ mỹ phẩm cao cấp,…
Ngoài ra, người ta cũng sử dụng loại nhựa này để gia công sử dụng kết hợp với các loại phụ gia nhằm tăng cường tính chất sản phẩm hoặc giảm giá thành.
Ứng dụng trong sản xuất?
Loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực trong cuộc sống và nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Một số lĩnh vực nổi bật như:
- Trong ngành thiết bị điện tử: dùng làm đầu nối, ổ cắm, công tắc, thiết bị gia dụng;
- Trong lĩnh vực ô tô: dùng làm góc lưới, nắp động cơ lỗ thông nhiệt, nội soi nghỉ, gạt nước khung , van hệ thống điều khiển và kết nối điện khác nhau…
- Trong ngành cơ khí: dùng làm các thiết bị như trục ổ đĩa vành đai của đoạn video băng ghi âm, thủy ngân đèn bìa, bìa máy tính điện tử; dùng làm các chi tiết máy như các bánh răng, cam, vỏ đồng hồ điện tử, máy ảnh…
- Trong ngành công nghiệp gia dụng: dùng làm hộp xốp nhựa đựng thực phẩm (ly, tô chén, cốc, khay nhựa), các loại vỏ nhựa như băng đĩa CD, DVD, vỏ máy vi tính, máy sấy tóc, hộp nhựa kỹ thuật. Ngoài ra cũng được dùng để làm vỏ các thiết bị nhà bếp hoặc đồ chơi trẻ em.
Ngoài ra còn có nhiều loại sản phẩm được làm từ nhựa Ps như: hộp đựng trang sức, bộ dụng cụ lắp ráp mô hình, vật liệu cách nhiệt cho tòa nhà (EPS)…
Một số giải đáp liên quan
#1. Nhựa PS tái chế được không?
Nhựa nguyên sinh PS có thể tái chế được (kể cả các nhóm đại diện như nhựa HIPS, EPS cũng có thể tái chế 100%). Khi ấy người ta gọi là Ps tái chế. Loại nhựa này được chế tạo thành các vật phẩm như chất độn đóng gói và khay đựng đồ ăn. Tuy nhiên, nó lại không được cho vào cốc hoặc hộp đựng thức ăn.
#2. Nhựa Ps có độc không?
Đối với các loại nhựa nói chung và nhựa PS có độc hại không đều là băn khoăn của nhiều người. Có người cho rằng rất độc, có chất gây ung thư, nên không bao giờ dùng các sản phẩm từ loại nhựa này. Điều này là hoàn toàn chưa đúng bởi thực tế ở trạng thái cứng, với nhiệt độ bình thường, Ps nguyên sinh hoàn toàn không gây độc hại. Nó sẽ bị tác động bởi môi trường, nhiệt độ và các chất xúc tác khác, khi đó nó lại độc hại. Lý do bởi Ps chứa các thành phần gồm Stiren và Benzen, có tính chất độc hại, nên thường tác động xấu đến sức khỏe con người.
#3. Lưu ý khi dùng sản phẩm từ nhựa Ps
Như đã giải thích ở trên, loại nhựa này có nguy cơ gây độc hại cho cơ thể con người nếu có sự tác động từ nhiệt độ hay các chất xúc tác ngoài môi trường. Vì vậy, chúng ta cần có những lưu ý nhất định khi sử dụng các sản phẩm từ chất liệu này.
Đối với các sản phẩm được làm từ nhựa thì nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, thành phần. Hiện nay đây là loại vật liệu thường có giá thành khá rẻ, nhưng các bạn cũng nên lưu ý không nên mua sản phẩm có giá quá rẻ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Để hạn chế được điều này, các bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín trên thị trường, có thể đặt làm trực tiếp chứ không nên thông qua bất kì đơn vị trung gian nào để đảm bảo chất lượng.
Đối với các sử dụng, đặc biệt đối với các sản phẩm như hộp nhựa, khay nhựa đựng thức ăn có thành phần từ Ps thì chỉ bảo quản ở nhiệt độ thông thường. Không nên sử dụng ở nhiệt độ quá 70 độ C sẽ gây nguy hiểm. Bởi thực chất các loại hộp này sẽ gây phản ứng hóa học khi ở nhiệt độ cao, phát sinh một số độc tố.
Khi đó, chúng ta ăn sẽ bị hấp thụ các độc tố này, có nguy cơ dẫn đến các bệnh ung thư, hoặc bị tổn hại đến gan (vì lượng Monostyren giải phóng ra lớn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao). Chính vì vậy, chúng nên lưu ý không dùng khay nhựa từ Ps để đựng nước sôi và thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối hoặc giấm…
Trên đây là những thông tin chi tiết cung cấp về loại nhựa Ps đang được ứng dụng rộng rãi trên thị trường. Hi vọng với những chia sẻ trong bài, các bạn có thêm nhiều kiến thức từ loại nhựa này. Từ đó có lưu ý và sử dụng các sản phẩm từ nhựa nói chung và nhựa Ps nói riêng một cách an toàn nhất.
Tôi là Phạm Hoa CEO công ty Nhựa Phát Thành, là người chịu trách nhiệm về nội dung của website nhuaphatthanh.com. Sở thích nghiên cứu Digital Marketing, website, và niềm đam mê lớn nhất của tôi là kinh doanh.